Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

CÁC TỔNG HỢP VỀ NĂM 2017 TRÊN BÁO MẠNG

*/ Người Việt chi gần 8.000 tỉ đồng ăn snack trong năm (DNSG, 03-01-18)

*/ An toàn giao thông năm 2017: Giảm sâu cả ba tiêu chí, số người chết giảm dưới 9.000 người (ĐĐK, 03-01-18)

*/  10 sự kiện của ngành giáo dục năm 2017 do giáo viên bình chọn (GD, 31/12/2017)

*/ Những sự kiện văn hóa nổi bật năm 2017 (GD, 31/12/2017)

*/ Những cuốn sách nghiên cứu nổi bật 2017 (Zing, 31/12/17)

*/ Những cuốn sách văn chương nổi bật 2017 (Zing, 28/12/17)

*/ 5 sự kiện xuất bản nổi bật năm 2017 (Zing, 31/12/17)

*/ Hơn8.200 người chết vì TNGT trong năm 2017 (VNN, 31/12/2017)

*/ Năm2017: Những chuyện vui buồn (2)(GD, 31/12/17)




An toàn giao thông năm 2017: Giảm sâu cả 3 tiêu chí, số người chết giảm dưới 9.000 người


Người Việt chi gần 8.000 tỉ đồng ăn snack trong năm

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

LUYỆN NGHE TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MỚI HỌC

VÀO CÁC ĐỊA CHỈ SAU ĐÊ RLUYỆN NGHE NHÉ
1/ Các câu hội thoại có hiển thị chữ viết. Nói chậm, có cả giọng nam và nữ.
Nghe tại đây
2/ Tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Bài 1: Greetings. Tại đây
3/Đoạn giới thiệu về cách chào. Nghe tại đây
4/

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

NHỊP CẦU LIÊN LẠC GIÚP CÁC CỰU CHIẾN BINH THỜI TRƯỚC NĂM 1975


Bác Trần Thị Sự - Quê quán: Nam Định, nghề nghiệp: dạy học (đã nghỉ hưu năm 2006). Hiện đang sống tại Thành cổ Quảng Trị. SĐT: 0975869051.
Bác Sự muốn tìm và liên lạc với các đồng đội cũ quê Lập Thạch - Vĩnh Phúc, đó là các bác:
Nguyễn Anh Tình
Nguyễn Văn Khoa
Nguyễn Văn Dụ
Nguyễn Văn Khánh.
các bác Tình, Khoa, Dụ, Khánh ở vào lứa tuổi trên dưới 70 đã từng đi chiến trường B với bác Sự ở Quảng Trị năm 1975. Bác Sự có nghe nói rằng sau khi phục viên các bác  Tình, Khoa, Dụ, Khánh có đi dạy học ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Nhờ có internet bác Sự đã nhờ blog CÙNG NHAU HỌC làm cầu nối liên lạc.
Bạn nào biết xin vui lòng cung cấp thông tin cho bác Sự (ĐT: 0975869051)  hoặc để lại tin nhắn trên trang của Liêm (chủ blog CÙNG NHAU HOC, ĐT: 0981 580 168).
CÙNG NHAU HỌC rất vui được làm cầu nối giúp các bác liên lạc tìm lại đồng đội cũ.
Rất mong nhận được phản hồi của quý bạn đọc.

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Bài luyện đọc tiếng Anh


(Tream line, U64, P299)
Chris: Stan . I’ve got a new job. I’m going to live in London.
Stan: Are you? Oh, I live in Lodon five years ago.
Chris: Did you like it?
Stan: Not very much.
Chris: Why not?
Stan: Well, there were too many people, and  there was too much noise.
Chris: Oh, I love crowds and noise.
Stan: Well, I don’t … and I don’t like pollution.
Chris: What do you mean?
Stan: Oh, there isn’t enough fresh air in London.
Chris: But there are  a lot of parks.
Stan: Yes, I know… and people sleep in them!
Chris: Why?
Stan: Because there isn’t enough accommodation… there aren’t enough flats and houses.
Chris: Well, I still prefer big cities.
Stan: But why?
Chris: I was born in a small country village. It was too quiet.
Stan: You were lucky!
Chris: I don’t think so. There wasn’t much to do. That’s why young people go to London.
Stan: But London’s too expensive for young people.
Chris: But they still go … they want excitement

Stan: Hmm… I don’t want excitement. I just want a quiet life, that’s all.
-----------------
Phong: Oh, someone’s knocking at the door.
Phong’s Mum: Hi, Vy. You’re early. Phong’s having breakfast.
Vy: Hi, Mrs Nguyen. Oh dear, I’m sorry. I’m excited about our first day at school.
Phong’s Mum: Ha ha, I see. Please come in.
Vy: Hi, Phong. Are you ready?
Phong: Yes, just a minute
Duy: Hi, Phong. Nice to meet you too. I live here now. I go to the same school as you
Phong: That’s good. School will be great – you’ll see. Hmm, you your schoolbag looks heavy.
Duy: Yes, it is. I have new notebooks, a new calculator, and new pens.
Phong: And you’re wearing the new uniform Duy. You look smart!
Duy: Thanks, Phong.
Phong: Let me put my uniform too. Then we can go.
Vy: Sure, Phong.

-------------------------------
Hi Trang
How are you? This is the first week at my new school. Now, I’m doing my homework  in the library, I have lots to do already!
I have lots of friends and they are  all nice to me. We study many subjects – maths, science, and English of course!
I have a new uniform, but I don’t wear it every day (only on Mondays  and Saturdays). I have lessons in the morning. In the afternoon, I read books  in the library or do sports in the playground. How is your new school? Do you study the same subjects as me? Do you play batminton with your friends?
School starts again next Monday. It’s late now so I have to go home.
Please write soon.
Love,
Vy

----------------------------------------------

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

DÀNH CHO CÁC BẠN "LƯỜI" ĐỌC BÁO

Ngày 28-8-17:
- Câu truyện trường công, trường tư
Gần đây trên báo chí có một số bài viết phản ánh về việc phụ huynh học sinh chê trường công, chuyển con em sang học trường tư,
+Thích trường tư hơn: “Học trường tư nhưng cháu vẫn phải làm khá nhiều bài tập về nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Tuy vậy, cháu tự lập nên từ năm lớp 2 tôi hầu như không phải kèm. Có thời gian cháu còn bắt chước các bạn ở trường, cuối giờ học ngồi luôn ở sảnh chờ để làm bài tập, làm xong mới về nhà, vì vậy buổi tối cũng không quá áp lực.

 - Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý tiền điện tử, tiền ảoTheo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan, trong đó, khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

-“Bộ cũng đề nghị các địa phương cam kết không thu các khoản thu ngoài học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông, các cơ sở giáo dục cần cam kết và nghiêm túc thực hiện. Các địa phương tự chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.

-“ Sự việc cô giáo thu điện thoại, khiến một nam sinh ở Ninh Bình nhảy từ tầng 3 xuống sân trường chưa lắng xuống, thì những giờ qua, hành vi ứng xử của một giáo viên khác tiếp tục bị đem ra mổ xẻ, trở thành chủ đề bàn luận trên nhiều diễn đàn. Sự việc xuất phát từ bức xúc của một phụ huynh, có con đang học lớp 7.
Theo chia sẻ, phụ huynh ngoài 30 tuổi, cô giáo ngoài 50 tuổi. Vì con bị ốm, phụ huynh đã nhắn tin cho cô giáo để xin cho con nghỉ học.
Nội dung tin nhắn là: “…Tôi xin phép cho cháu nghỉ vì bị sốt phải đi khám. Khi đi học lại tôi xin gửi giấy phép tới nhà trường sau. Xin cảm ơn cô”. Đáp lại tin nhắn của phụ huynh, cô giáo chỉ nhắn là “OK”.
-Đổi tình lấy biên chế: “Nay vụ việc vỡ lở, cơ quan công an vẫn đang tiếp tục điều tra, nhưng hiện cô giáo không được tiếp tục ký hợp đồng với trường, gia đình mất hạnh phúc. Ông hiệu phó cũng bị kỷ luật, không tái bổ nhiệm.
Câu chuyện trên đang gây xôn xao dư luận và khiến nhiều nhà giáo đau lòng. Biên chế là gì mà có những giáo viên chấp nhận mất cả danh dự để có được? Biên chế là gì mà khiến giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng hàng chục năm với đồng lương bèo bọt, để mòn mỏi chờ?
-Kiến nghị lùi thời gian thực hiên chương phổ thông mới: “Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 được Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến ngày 21-8,  lãnh đạo nhiều tỉnh/thành phố đã kiến nghị "giãn" thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới 1 năm. 
Là người phát biểu đầu tiên trong phần thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng việc thực hiện chương trình mới cần chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân sự cũng như tâm lý. "Chất lượng giáo dục phổ thông ở thời điểm hiện tại có thể chấp nhận được, chưa đến mức quá cấp bách. Nếu còn khó khăn thì nên lùi thời điểm triển khai, còn Bộ triển khai đúng thời hạn (năm học 2018-2019) thì tỉnh sẽ gặp khó khăn" - đại diện này nói.
-Tiếp tục vụ Đồng Tâm: Lại triệu tập ông Lê Đình Kình “Giấy triệu tập đề tên người nhận là ông Lê Đình Kình, trú tại xóm 1A, thôn Hoành, xã Đồng Tâm. CQĐT Bộ Quốc phòng yêu cầu ông Kình đến làm việc tại trụ sở vào ngày 23/8.
Ông Lê Đình Kình không đến CQĐT theo giấy triệu tập được vì lý do sức khỏe. Hiện tại, chân bị đau của ông vẫn chưa bình phục.
- Nhà văn J.C.Michaels: ‘Văn học không phải để giải trí': Bụng lửa là tiểu thuyết đặc biệt, hòa quyện giữa văn chương và triết học. Tác phẩm đã được dịch ra 10 ngôn ngữ, đoạt giải thưởng Nautilus Book Award và nhiều giải thưởng khác. Cuốn sách dành cho ba đối tượng độc giả: các bạn thiếu nhi, độc giả tuổi mới lớn (tuổi teen) và các bậc phụ huynh.
Trong khuôn khổ Hội chợ sách Quốc tế Việt Nam 2017, NXB Kim Đồng đã mời tác giả J.C.Michaels tới giao lưu cùng độc giả vào sáng 27/8


-         Lò ấp tiến sĩ

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Luận về tư cách chủ nhân

Từ trong thực tế cũng như  trong cuốn sách  “10 điều khác biệt giữa kẻ làm chủ và người làm thuê” của Keith Cameron Smith, người ta đã rút ra rằng: Kẻ làm chủ học nhiều hơn tiêu khiển, còn người làm thuê tiêu khiển nhiều hơn tự học. Kẻ làm chủ nhận trách nhiệm khi thất bại, còn người làm thuê thì đổ lỗi. Kẻ làm chủ tìm kiếm giải pháp lâu dài, người làm thuê thì tìm kiếm vấn đề trước mắt…
 (Xem bài tại đây )

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Bài thuốc Thốc kê hoàn và vài bài khác


Sự tích rượu thuốc “Thốc kê hoàn”

Bài thuốc này ra đời khá lý thú và kỳ bí. Chuyện xưa kể rằng: Võ Tắc Thiên là người rất mạnh mẽ trong sinh hoạt tình dục. Sau khi vua Cao Tông mất bà rất buồn phiền. Thiên Kim công chúa đã nghĩ cách làm cân bằng âm dương trong người Võ Hậu bằng hấp thụ dương khí để bổ âm khí thì bà sẽ hết buồn phiền. Võ Hậu cười và đồng ý cách của Thiên Kim công chúa. “Linh dược” đó là điều Phùng Tiểu Bảo khỏe mạnh vào cung phục vụ tính phóng đãng của Võ Hậu...

Đến những năm Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bà cho mời ngự y đến để nghiên cứu, tìm thuốc “hồi xuân”. Ngự y đã tìm và chế thuốc mang dâng Võ Tắc Thiên. Ông tâu rằng sau khi uống thuốc xong chỉ trong nháy mắt là có thể hưởng được lạc thú của tuổi thanh xuân. Từ đó ngày nào Võ Hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ...

Chuyện còn kể rằng thời đó có quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi chưa có con vì bất lực, ông đã dùng bài thuốc “Hồi xuân” mà sinh được 3 con trai. Từ đó ông không dùng thuốc nữa. Số thuốc chưa dùng hết ông bèn vứt ra vườn, ai ngờ có con gà trống chạy đến mổ thuốc ăn sạch. Ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay. Vừa đạp vừa mổ đầu gà mái và gà trống dính liền trên lưng gà mái mấy ngày liền không xuống, làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế có tên Thốc kê hoàn (thốc là trọc đầu; kê là gà; hoàn là viên).

Thốc kê hoàn

 Gồm các vị thuốc sau: Nhục thung dung 40g, Ngũ vị tử 30g, Viễn chí 40g, Xà sàng tử 25g, Chỉ thực 25g, Tục đoạn 40g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc dùng nước hồ gạo hòa tán nhuyễn làm viên dùng dần. Mỗi lần uống 12g với nước nguội có hòa ít rượu để dẫn thuốc nhanh, uống buổi sáng lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ một tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, xin giới thiệu hai bài rượu thuốc gia truyền

- Thần tiên tửu:

Đây là bài thuốc bí truyền lâu đời gồm các vị: Sa sâm 20g, Phục linh 12g, Bạch truật 8g, Cam thảo 6g, Thục địa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Đương quy 16g, Cao hổ cốt 8g, Lộc giác 8g, Câu kỷ tử 8g, Đại hồi 6g, Thương truật 8g, Mộc qua 8g, Khương hoạt 8g, Độc hoạt 8g, Ngưu tất 8g, Đỗ trọng 8g, Tục đoạn 8g, Tần giao 8g, Trần bì 8g, Đại táo 8g, Nhục quế 4g, Đào nhân 8g.


Cách  làm : Hai mươi tư vị này ngâm với 2 lít rượu ngon, để 7 ngày đêm, rồi lọc rượu ra. Dùng 120g đường phèn nấu với nửa lít nước, để nguội đổ vào rượu thuốc đã lọc mà uống. Lại ngâm tiếp lần thứ hai như trên. Thời gian ngâm lần thứ hai phải để một tháng mới lọc để dùng.

Tác dụng: Bồi bổ thần kinh khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng tuổi thọ, chữa thận yếu, liệt dương, liệt nửa người. Khi giao hợp uống 3 ly con không biết mệt. Đặc biệt bệnh nhân hấp hối sắp chết, uống vào có thể sống thêm 24 giờ.

- Thung dung xà sàng tửu:

Gồm các  vị vị thuốc sau : Nhục thung dung 32g, Ngũ vị tử 32g, Sơn thù du 32g, Sơn dược 32g, Phục linh 32g, Rượu 2 chai, Đường phèn 200g,

Cách làm : Giã thuốc vụn, ngâm rượu 50 ngày là dùng được. Nam nữ đều dùng.

Tác dụng: Làm khỏe nội tạng, tiêu hết mệt nhọc, hồi xuân bất lão, làm mạnh sinh hoạt vợ chồng.

Nhục thung dung làm cường tinh, bổ huyết, lọc máu, làm mịn da, giảm đau nhức. Ngũ vị tử làm cơ thể mạnh khỏe, chống suy nhược, phục hồi sức thanh xuân, đẹp da, trị ho, làm khỏe tỳ vị.

Sơn thù du làm cường tinh, hồi xuân, trị âm hư, hay ra mồ hôi trộm, lợi tiểu, mạnh gân cốt, mật.

Sơn dược làm cường tinh, trường thọ, hạ nhiệt giảm đau, trấn tĩnh tinh thần, thải các chất độc trong cơ thể.

Phục linh là thuốc cường tinh, phối hợp với các vị khác làm hiệu quả hồi xuân rất cao, mạnh tâm, lợi tiểu, trấn tĩnh tinh thần, trị váng đầu, phù thũng tay chân.


L/Y Minh Chánh - SK&ĐS
Nguồn: Cây thuốc quý
------------------ 
Xem thêm theo đường dẫn sau:
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/than-duoc-hoi-xuan-giup-vo-tac-thien-80-tuoi-van-sung-man-tinh-duc-3411360.html 

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Nói về HAM HỌC


Chợt nhớ mấy câu:
Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. 
Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. 
Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. 
Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. 
Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. 
Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

Lên mạng tìm thì thấy bài này:

KHỔNG TỬ NÓI

“Khổng Tử nói: Này ngươi Do [tên tục của Tử Lộ: Trọng Do], ngươi có nghe về sáu đức tính, và sáu điều che lấp hay chưa?

Thưa rằng: Chưa hề.

Hãy ngồi lại đây ta bảo cho biết: Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

“Khổng Tử nói: Người quân tử có ba điều phải răn ngừa: Lúc còn trẻ, huyết khí chưa ổn định, cần răn ngừa về nữ sắc. Tới khi tráng niên, huyết khí đang mạnh, cần răn ngừa về ham tranh đấu. Tới lúc già, huyết khí đã suy, cần răn ngừa về ham được hơn người”

“Khổng Tử nói: Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân”. (Luận ngữ, XVI:8).

“Khổng Tử nói: Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”. (Luận ngữ, II:14).

“‘Khổng Tử nói: Người quân tử trầm tĩnh an hòa, kẻ tiểu nhân phập phồng âu lo”. (Luận ngữ, VII.36).

“Khổng Tử nói: Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”. (Luận ngữ, XIII:26).

“Khổng Tử nói: Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người”. (Luận ngữ, XVII:20).

“Khổng Tử nói: Người quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân về hùa với mọi người mà không hòa với ai”. (Luận ngữ, XIII:23).

“Khổng Tử nói: Chẳng lo không có địa vị, chỉ lo sao không đủ tài đức để được địa vị đó. Chẳng lo không ai biết tới, chỉ mong làm thế nào đáng cho người đời biết tới”. (Luận ngữ, IV:14).

“Khổng Tử nói: Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên người quân tử”

“Khổng Tử nói: Người quân tử làm việc vì thiên hạ, không nhất định phải như thế này mới được hoặc như thế kia là không được, cứ hợp đạo nghĩa mà làm”. (Luận ngữ, IV:10).

“Khổng Tử nói: Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới nhà đất. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ”. (Luận ngữ, IV:11).

“Khổng Tử nói: Nương theo điều lợi mà làm, ắt bị nhiều người thù oán”. (Luận ngữ, IV:12).

“Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân”. (Luận ngữ, XIII:19).

“Khổng Tử nói: Ngươi Dư [Tể Dư, học trò của ngài] quả thật là kẻ bất nhân! Ðứa con sinh ra tới ba năm cha mẹ mới thôi ẵm bồng. Ôi, để tang ba năm là lệ thường của mọi người. Ngươi Dư có chịu ơn cha mẹ thương yêu trong ba năm không đấy?”

Tử Lộ nói: Giả dụ vua nước Vệ nhờ thầy sửa việc chính trị thì thầy định làm việc gì trước?

“Khổng Tử nói: Ắt là phải sửa cái danh cho chính.

“Tử Lộ nói: Có đúng vậy không? Thầy nói thiếu thực tế rồi. Sửa danh cho chính để làm gì?

“Khổng Tử nói: Do ơi, ngươi quê mùa quá! Người quân tử điều gì chưa biết thì khoan nói vội. Nếu danh chẳng chính thì lời nói chẳng thuận; lời nói chẳng thuận thì công việc chẳng thành. Nếu công việc chẳng thành thì lễ và nhạc chẳng thịnh. Nếu lễ và nhạc chẳng thịnh thì hình phạt chẳng đúng. Nếu hình phạt chẳng đúng, thì dân chẳng biết chỗ nào đặt tay chân. Do đó, khi người quân tử xưng danh, danh ấy phải xứng đáng với phận của mình; người quân tử rất dè dặt trong lời nói, không tùy tiện nói theo ý thích của mình”.

“Khổng Tử nói: Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng. Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta. Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Khổng Tử nói: Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại. Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích. Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng túng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Tử Cống hỏi rằng: Thầy có câu châm ngôn nào để suốt đời làm theo chăng?

“Khổng Tử nói: Ðó là chữ ‘lượng thứ’ chăng? Ðiều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác” [Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân]. (Luận ngữ, XV:24).

Một số từ tiếng anh theo chủ đề



Thiên nhiên

+ moon /mu:n/ => mặt trăng

+ air /eə[r]/ => không khí
+ volcano /vɒl'keinəʊ/ => núi lửa
+ field /fi:ld/  => cánh đồng
+ mountain /'maʊntin/  => núi

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Lương y bất đáo gia (bàn về sinh hoạt phòng trung)


“Lương y bất đáo gia” (Thầy thuốc không có dịp đến nhà) là câu kết trong bài thơ chữ Hán thường được các vị có tuổi nhắc đi nhắc lại trong lúc trà rượu. Nguyên văn 4 câu thơ chữ Hán ấy là:
“Bán dạ tam bôi tửu,
Bình minh nhất trản trà,
Thất nhật dâm nhất độ,
Lương y bất đáo gia”
Nghĩa là: Sáng sớm uống một chén trà, nửa đêm uống ba chén rượu, 7 ngày một lần gặp phụ nữ, giữ đều như vậy, sức khỏe được bảo vệ, và thầy thuốc không có dịp đến nhà.
Nếu thực là một kinh nghiệm lâu dài được đúc kết thì chúng ta cần tìm hiểu để áp dụng. Nếu không, cũng phải đính chính để người sau đỡ mắc sai lầm. Cho nên trước hết cần tìm xem 4 câu thơ này có từ bao giờ? Tại sao rất nhiều người biết?
Hỏi lương y Nguyễn Trung Hòa, Chủ tịch Hội  Y học cổ truyền TP.HCM, chính lương y cũng chưa được đọc ở sách báo nào, nhưng cũng được nghe nhiều người nhắc lại và hỏi ý kiến về những điều khuyên trong 4 câu thơ truyền tụng đó. Lương y cho rằng về cơ bản, muốn giữ gìn sức khỏe, mỗi sáng sớm vẫn nên uống một chén nước trà, nửa đêm uống rượu, nhưng chỉ cần một chén thôi (không phải 3), và nửa tháng mới gần phụ nữ một lần (không phải mỗi tuần một lần). Lương y nhấn mạnh đến 3 chữ nhất (một), và riêng đối với chữ nhất thứ ba cần hạn chế hơn nữa vì trong thuật dưỡng sinh, sách của Y tổ Tuệ Tĩnh của nước ta đã viết:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Đó là lời nhắc nhở mọi người cần hạn chế tối đa lãng phí tinh dịch (bế tinh), giảm sự ham muốn (quả dục), luyện tập cơ thể (luyện hình) và tâm hồn thanh thản (thanh tâm)…
Mới đây, một lương y cho biết 2 trong 4 câu thơ trên kia có chép trong bộ sách “Minh tâm bửu giám” của Trương Vĩnh Ký in tại Sàigòn năm 1891, được in lại nhiều lần và bán ở khắp nước ta vào những năm 1930-1940 và được một số gia đình dùng làm sách dạy luân lý cho con cái trong nhà. Nhưng chỉ có 2 câu, đó là: 
“Lục nguyệt dâm nhất độLương y bất đáo gia”
(6 tháng gần phụ nữ một lần, thầy thuốc không có dịp đến nhà).
Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là một nhà thông thái ở miền Nam, biết rất nhiều ngoại ngữ và viết rất nhiều sách phổ biến trong cả nước, đã tham gia một số hội và tổ chức khoa học của Pháp, nhưng Trương Vĩnh Ký chỉ viết và in MTBG vào năm 1891, nghĩa là vào năm 54 tuổi. Như vậy Trương Vĩnh Ký khuyên mọi người 6 tháng một lần gần phụ nữ là căn cứ sức khỏe và tuổi tác của bản thân. Khi dịnh học theo kinh nghiệm ghi trong sách phải nhớ đến hoàn cảnh của tác giả để vận dụng cho thích hợp với từng người, từng hoàn cảnh, mà kinh nghiệm này mới xuất phát từ một người,cho nên chỉ có giá trị tham khảo. (Thực ra Minh Tâm Bảo Giám là sách dịch, về nguồn gốc của nó xin xem  bài trên CTQ81, tr.22 - BT). 
Ta có thể khẳng định rằng 2 câu “bình minh nhất trản trà, bán dạ tam bôi tửu” cũng chỉ mới thêm,khiến người đọc tưởng rằng đó là những kinh nghiệm lâu đời, từ xa xưa truyền lại.
Trong thời gia vừa qua, chúng tôi có dịp đọc lại một số tài liệu đã viết và in thành sách nói rằng sinh hoạt tình dục đúng mức độ giúp ích cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cả nam và nữ, còn nếu không biết giữ điều độ sinh hoạt tình dục thì tác hại gây ra không nhỏ. Người xưa đã nói: “Phòng trung chi sự năng sinh nhân, năng sát nhân”, nghĩa là sinh hoạt tình dục có thể sinh ra con người, mà cũng có thể làm chết người.
Và mức độ sinh hoạt ấy tùy thuộc vào độ tuổi cũng như vào sức khỏe từng người mà gia giảm khác nhau. Gia giảm như thế nào, thì mỗi tác giả có thay đổi chút ít. Ví dụ thầy thuốc nổi tiếng Tôn Tư Mạc (581-682) trong sách “Thiên kim yếu phương” (những đơn thuốc quý như vàng) đã đề xuất mức độ như sau: Tuổi 20 (từ 20-29 tuổi) cách 4 ngày một lần; tuổi 40 (40-49) cách 16 ngày một lần; tuổi 50 (50-59) cách 20 ngày một lần. Tuổi 60 nên ngừng, nhưng nếu vẫn còn mạnh khỏe có thẻ cách 30 ngày một lần. Những người tinh lực đầy đủ khác thường, không nhất thiết ức chế quá mức mà sinh ra các chứng ung thư (chữ ung thư trong sách cổ không cùng nghĩa ung thư hiện nay, mà có ý nghĩa sưng, tấy, viêm, đau kiểu ung nhọt).
Số lần sinh hoạt tình dục tùy theo tuổi và tình hình sức khỏe từng người do Tôn Tư Mạc đề xuất, được phần lớn các nhà dưỡng sinh đời sau tán thành. Nói chung, ở tuổi đang sung sức, mỗi tuần một hai lần nhập phòng, không ảnh hưởng đến sức khỏe, mà lại gây sảng khoái, có lợi cho đời sống. Khi tuổi càng cao, nên giảm bớt dần, và đến một độ tuổi nào nên ngừng hẳn. Tác giả còn nói thêm: số lần nhiều ít còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người, chủ yếu là buổi sáng hôm sau ngủ dậy, cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, muốn hoạt động thì được.
Tuy nhiên, trong sách cổ nói về thuật “phòng trung” còn ghi những nguyên tắc mà chúng tôi chép lại  đây để bạn đọc tham khảo.
Theo triết học phương Đông, con người và thiên nhiên là hợp nhất, cho nên nhịp điệu sinh hoạt tình dục phải phù hợp với sự biến đổi của khí hậu và thời tiết 4 mùa: mùa xuân - mùa hạ dương khí thăng phát phồn thịnh, mùa thu và mùa đông dương khí thu liễm (co lại) bế tàng. Sinh hoạt phòng trung của con người cũng nên thích ứng với nhịp độ đó. Ví dụ từ xuân đến hạ thì nhịp độ tăng lên, sang thu thì giảm bớt và vào mùa đông thì ngừng hẳn để bảo tàng chân khí. Trong khi đó ở nước ta, thu đông là mùa cưới xin, thì nên áp dụng hạ hai, thu một, đông nghỉ… ra sao?
Thuật phòng trung của y học phương Đông còn khuyên tránh sinh hoạt tình dục vào những ngày xấu trời: mưa to gió lớn, giông bão, động đất,… vì môi trường đang đột biến, thì trạng thái cơ thể cũng đang phải biến động để thích nghi, thì khi ấy không nên làm cho tinh khí xuất tiết, có bảo tồn tinh lực thì chân khí mới khỏi bị hao tổn. Các nhà nghiên cứu về thời sinh học trong những năm gần đây cũng khẳng định tính đúng đắn của những lời căn dặn đó.

Đỗ Tất Lợi (CTQ số 102)

Nguồn: báo điện tử Cây thuốc quý

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

BẠN ĐỌC THẾ NÀO?

Đọc blog này bạn nên chú ý đến mục Nhãn ở phía bên phải (góc trên bên phải).
Trước hết nhãn là gì?
Ta có thể ví mỗi bài viết là một con người. Một người có thể tham gia nhiều tổ chức hoặc chẳng tham gia tổ chức nào. Ví dụ một người vừa là đoàn viên công đoàn, vừa là hội viên hội sinh vật cảnh, vừa là thành viên câu lạc bộ cầu lông. Thế là anh ta đã có ba cái nhãn. Khi gọi đến đoàn viên công đoàn thì tất cả các anh/chị là đoàn viên công đoàn được đứng lên, đương nhiên là các anh/chị khác sẽ bị ẩn đi.
Tình hình tương tự với các nhãn. Một bài viết có thể không có nhãn, có một hoặc nhiều nhãn. Chẳng hạn trong blog này có những bài viết được gắn nhãn đọc báo mạng, có bài mang nhãn excel v.v...
1/ Với các bạn ưa lướt web, nên chọn nhãn Mục lục báo mạng.
Khi nháy vào Mục lục báo mạng bạn sẽ thấy bài viết này. Đây là một danh sách các báo mạng để bạn lựa chọn. Trong bài này (bài Giới thiệu một số trang báo mạng) có sự tập hợp của  bảy mươi tư (74) trang báo mạng để bạn lựa chọn.
2/ Nếu chọn nhãn Đọc báo mạng bạn sẽ thấy mở ra các bài viết mà ở đó là một tập hợp các bài báo. Khi bạn nháy chuột chọn một bài thì lập bài đó được mở ra (trên một trang web khác).
3/ Nếu muốn đọc bài về excel bạn có thẻ chọn nhãn excel.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Đọc báo mạng

*/ Trẻ em bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy từ mấy tuổi? (NĐT, 01-6-17)

*/ Để trẻ cất tiếng nói của chính mình (SGGP, 01-6-17) ◄◄◄

*/ PGS Văn Như Cương nói về chuyện bị thanh tra vì… 1.000 hồ sơ điểm 10 (GĐ, 01-6-17)

*/ "Xã hội đen" lan tới ruộng đồng (Tamnhin, 29-5-17)

*/ Tư liệu:

Các Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từ 1946 tới nay (17-2-2016)

*/ Mỗi đứa con một điện thoại khi ăn cho nhà yên (TP, 01-6-17)

*/ Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam-Hoa Kỳ (TP, 01-6-17)

----------

*/ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đây là ý kiến của các thầy cô giáo phổ thông (GD, 27-5-17)

*/ PGS Văn Như Cương: 'Tôi hoảng vì quá nhiều hồ sơ được giải và điểm 10' (VnEx, 26-5-17)

*/Về bỏ biên chế giáo viên:
              +/ Biên chế hay Hợp đồng thì thầy cô tốt vẫn được cả xã hội kính trọng (GD, 25-5-                   17)
              +/ Những người luôn bảo thủ, trì trệ mới lo phải ra khỏi công chức, viên chức.
                +/ Bỏ biên chế giáo viên, hợp đồng luôn với cả Hiệu trưởng (GD, 24-5-17)
              +/ Nhà giáo không an cư, giáo dục có lạc nghiệp? (VNN, 26-5-17)
              +/ Bỏ biên chế và nỗi lo của giáo viên (VNN, 25-5-17)
              +/ Thí điểm bỏ công chức, viên chức trong giáo dục: Ai sẽ trả lương cho giáo                                          viên? (LĐ, 26-5-17)
                  +/ PGS Hoàng Văn Cường: Bỏ biên chế, học sinh có cơ hội chọn giáo viên (VnẼ.                   27-5-17)

*/ Bác sĩ bây giờ có thể thản nhiên báo tin bệnh nhân bị ung thư? (DT, 26-5-17)

*/ Tàu chiến Mỹ diễn tập cứu người khi áp sát đá Vành Khăn (VnEx, 26-5-17)

*/ Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tuần tra đá Vành Khăn (VnEx, 25-5-17)

*/ Mùa hè và nỗi ‘điên đầu’ của bố mẹ Việt (VNN, 25-5-17)

*/ Chủ tịch FPT Software: "Tôi không cần bằng cấp" (VNN, 25-5-17)

*/ Công nhân Việt Nam trước cách mạng 4.0 (VnEx, 25-5-17)

*/ Cấp phép cho Quốc ca: Hỗn xược với pháp quyền (VOV, 24-5-17)

*/ So sánh 7 đường băng trên quần đảo Trường Sa (VnEx, 29-10-15)

*/ Những thông tin sai lạc về Giáo sư Phạm Huy Thông (VNCA, 20-5-17)

*/ Một nhà văn lì lợm (Mekongreview 2017)

*/ Tàu Mỹ lần đầu tuần tra tự do hàng hải Biển Đông dưới thời Trump (GD, 25-5-17)

*/ Dạy học bằng tiếng Anh: Giáo viên còn lúng túng... huống gì học sinh! (LĐ, 21-5-17)

*/ Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn: 'Lập danh sách ca khúc cấm là bất khả thi' (VnEx, 23-5-17)

*/ Trần Đăng Khoa: Cấp phép cho Quốc ca thể hiện sự thấp kém về văn hoá (VOV, 23-5-17)

*/ Tại sao trẻ em loay hoay khi đến hè? (VNN, 20-5-17)

*/ “Không gì có thể thay thế được giáo dục” (VNN, 22-5-17)

*/ Lời xin lỗi của Cục trưởng và chuyện bi hài cấp phép ca khúc (VNN, 24-5-17)

---------------------

*/Thầy giáo hiến kế bỏ công chức, viên chức giáo viên (GD, 23-5-17)

*/ Không luật hóa sẽ khó bỏ biên chế giáo dục (VNN, 23-5-17)

*/ Bỏ biên chế giáo dục: Lo ngại quyền lực của hiệu trưởng (VNN, 22-5-17)

*/ Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên (VNN, 22-5-17)

*/ GS Châu phản biện Bộ trưởng Nhạ về bỏ biên chế giáo dục (VNN, 23-5-17)

*/ Bỏ biên chế giáo dục: Không thể nói suông (VNN, 23-5-17)

*/ Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên (VNN, 16-5-17)

----------------

*/ Mỗi giáo viên phải mua một tháng 10 kg thịt lợn (VNN, 22-3-17)

*/ Phó Thủ tướng: Cần chấn chỉnh Cục Nghệ thuật biểu diễn  (VNN, 23-5-17)

*/ Phó thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép những bài hát quen thuộc (VnEx, 23-5-17)

*/ Đại biểu Quốc hội: 'Ai cho Cục nghệ thuật quyền cấp phép Quốc ca?' (VnEx, 22-5-17)

*/ Cấp phép cho Quốc ca (VnEx, 23-5-17)

*/ 4 website tự học TOEIC miễn phí và hiệu quả

----------------------------

*/ Vĩnh Phúc: Đã có kết luận vụ “không có hồ sơ đảng viên" ở huyện Sông Lô (VH, 19-4-17)

*/ Trả lời Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Thu Hương huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) (VH, 28-4-17)

*/ Ông Nguyễn Trần Bạt: Phát triển kinh tế tư nhân là cuộc cải cách khổng lồ (VnEx, 16-5-17)

*/ Hè chưa về phụ huynh đã nháo nhác tìm lớp học cho con (GD, 17-5-17)

------------------------

*/ Tất tần tật về cách sử dụng Task Manager

*/ Du khách xếp hàng thăm nhà cũ "xập xệ" của tân Tổng thống Hàn Quốc (DT, 15-5-17)

*/ Người chặn đứng mã độc cứu thế giới đối diện nguy cơ trả thù (TN, 15-5-17)

*/Một số bài thơ:

 +/ Ánh trăng

 +/ HƠI ẤM Ổ RƠM

 +/ Một số bài thơ

*/ Hai lão nông chịu cô lập, bị trả thù để phanh phui tiêu cực (VnEx, 14-5-17)

*/ Chương trình tổng thể không cần giáo viên chuyên dạy trải nghiệm sáng tạo

*/Một vài vấn đề về văn bản luật:

+/ Phân biệt công chức, viên chức

+/ Vài so sánh giữa công chức và viên chức ◄◄◄

+/ Nghị định quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (số 56/2015/NĐ-CP) ◄◄◄

*/ Cả nước có gần 4.500 học sinh đoạt giải Violympic (GD, 13-5-17)

*/ Học thày không tày học bạn, để con ở nhà sẽ rất nguy hại (GD, 14-5-17)

---------------------------

*/ Phản thịt vấy bẩn & sự hôi tanh của “kinh tế thị trường lệch lạc”

*/ Bắt khẩn cấp 2 đối tượng hắt chất bẩn vào quầy thịt lợn rẻ

------------------------

*/ Trung tâm học tập cộng đồng: Chờ ngày lột xác (TS, 11-5-17)

*/ Hà Nội cấm các trường triển khai tổ chức ôn tập hè trước ngày 1/8 (GD, 12-5-17)

*/ Giáo dục không triết lý (VNN, 12-8-17)

*/ Việt Nam thua campuchia về làm lúa gạo

-----------------------------

*/ Chuyện đời tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

*/ Tỷ phú USD Việt thứ 2: Ứng viên nổi và chìm

*/Việt Nam có tỉ phú đô-la: Vui hay buồn?

*/ Đà Nẵng hết kiên nhẫn với người 'nghèo, lười'

*/ Đại gia ngủ siêu giường, nhà chăng thép gai có sướng?

*/ Tỉ lệ thất nghiệp 1,84%: quá phi lý!

*/ Cuốn sử quý trở về

*/ Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: “Phải dùng đến những thứ ngoài văn học thì … vứt!”

*/ Về... sư tử đá

*/ Nước Mỹ trong mắt tôi

*/ Cựu Tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev: Con đường phản bội

*/ Cách tiêu tiền của người Việt đang làm giàu cho nước ngoài?

*/Người viết văn không đi vắng