Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

BẠN ĐỌC THẾ NÀO?

Đọc blog này bạn nên chú ý đến mục Nhãn ở phía bên phải (góc trên bên phải).
Trước hết nhãn là gì?
Ta có thể ví mỗi bài viết là một con người. Một người có thể tham gia nhiều tổ chức hoặc chẳng tham gia tổ chức nào. Ví dụ một người vừa là đoàn viên công đoàn, vừa là hội viên hội sinh vật cảnh, vừa là thành viên câu lạc bộ cầu lông. Thế là anh ta đã có ba cái nhãn. Khi gọi đến đoàn viên công đoàn thì tất cả các anh/chị là đoàn viên công đoàn được đứng lên, đương nhiên là các anh/chị khác sẽ bị ẩn đi.
Tình hình tương tự với các nhãn. Một bài viết có thể không có nhãn, có một hoặc nhiều nhãn. Chẳng hạn trong blog này có những bài viết được gắn nhãn đọc báo mạng, có bài mang nhãn excel v.v...
1/ Với các bạn ưa lướt web, nên chọn nhãn Mục lục báo mạng.
Khi nháy vào Mục lục báo mạng bạn sẽ thấy bài viết này. Đây là một danh sách các báo mạng để bạn lựa chọn. Trong bài này (bài Giới thiệu một số trang báo mạng) có sự tập hợp của  bảy mươi tư (74) trang báo mạng để bạn lựa chọn.
2/ Nếu chọn nhãn Đọc báo mạng bạn sẽ thấy mở ra các bài viết mà ở đó là một tập hợp các bài báo. Khi bạn nháy chuột chọn một bài thì lập bài đó được mở ra (trên một trang web khác).
3/ Nếu muốn đọc bài về excel bạn có thẻ chọn nhãn excel.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Đọc báo mạng

*/ Trẻ em bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy từ mấy tuổi? (NĐT, 01-6-17)

*/ Để trẻ cất tiếng nói của chính mình (SGGP, 01-6-17) ◄◄◄

*/ PGS Văn Như Cương nói về chuyện bị thanh tra vì… 1.000 hồ sơ điểm 10 (GĐ, 01-6-17)

*/ "Xã hội đen" lan tới ruộng đồng (Tamnhin, 29-5-17)

*/ Tư liệu:

Các Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từ 1946 tới nay (17-2-2016)

*/ Mỗi đứa con một điện thoại khi ăn cho nhà yên (TP, 01-6-17)

*/ Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam-Hoa Kỳ (TP, 01-6-17)

----------

*/ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Đây là ý kiến của các thầy cô giáo phổ thông (GD, 27-5-17)

*/ PGS Văn Như Cương: 'Tôi hoảng vì quá nhiều hồ sơ được giải và điểm 10' (VnEx, 26-5-17)

*/Về bỏ biên chế giáo viên:
              +/ Biên chế hay Hợp đồng thì thầy cô tốt vẫn được cả xã hội kính trọng (GD, 25-5-                   17)
              +/ Những người luôn bảo thủ, trì trệ mới lo phải ra khỏi công chức, viên chức.
                +/ Bỏ biên chế giáo viên, hợp đồng luôn với cả Hiệu trưởng (GD, 24-5-17)
              +/ Nhà giáo không an cư, giáo dục có lạc nghiệp? (VNN, 26-5-17)
              +/ Bỏ biên chế và nỗi lo của giáo viên (VNN, 25-5-17)
              +/ Thí điểm bỏ công chức, viên chức trong giáo dục: Ai sẽ trả lương cho giáo                                          viên? (LĐ, 26-5-17)
                  +/ PGS Hoàng Văn Cường: Bỏ biên chế, học sinh có cơ hội chọn giáo viên (VnẼ.                   27-5-17)

*/ Bác sĩ bây giờ có thể thản nhiên báo tin bệnh nhân bị ung thư? (DT, 26-5-17)

*/ Tàu chiến Mỹ diễn tập cứu người khi áp sát đá Vành Khăn (VnEx, 26-5-17)

*/ Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tuần tra đá Vành Khăn (VnEx, 25-5-17)

*/ Mùa hè và nỗi ‘điên đầu’ của bố mẹ Việt (VNN, 25-5-17)

*/ Chủ tịch FPT Software: "Tôi không cần bằng cấp" (VNN, 25-5-17)

*/ Công nhân Việt Nam trước cách mạng 4.0 (VnEx, 25-5-17)

*/ Cấp phép cho Quốc ca: Hỗn xược với pháp quyền (VOV, 24-5-17)

*/ So sánh 7 đường băng trên quần đảo Trường Sa (VnEx, 29-10-15)

*/ Những thông tin sai lạc về Giáo sư Phạm Huy Thông (VNCA, 20-5-17)

*/ Một nhà văn lì lợm (Mekongreview 2017)

*/ Tàu Mỹ lần đầu tuần tra tự do hàng hải Biển Đông dưới thời Trump (GD, 25-5-17)

*/ Dạy học bằng tiếng Anh: Giáo viên còn lúng túng... huống gì học sinh! (LĐ, 21-5-17)

*/ Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn: 'Lập danh sách ca khúc cấm là bất khả thi' (VnEx, 23-5-17)

*/ Trần Đăng Khoa: Cấp phép cho Quốc ca thể hiện sự thấp kém về văn hoá (VOV, 23-5-17)

*/ Tại sao trẻ em loay hoay khi đến hè? (VNN, 20-5-17)

*/ “Không gì có thể thay thế được giáo dục” (VNN, 22-5-17)

*/ Lời xin lỗi của Cục trưởng và chuyện bi hài cấp phép ca khúc (VNN, 24-5-17)

---------------------

*/Thầy giáo hiến kế bỏ công chức, viên chức giáo viên (GD, 23-5-17)

*/ Không luật hóa sẽ khó bỏ biên chế giáo dục (VNN, 23-5-17)

*/ Bỏ biên chế giáo dục: Lo ngại quyền lực của hiệu trưởng (VNN, 22-5-17)

*/ Bộ trưởng Giáo dục giải thích việc thí điểm không còn viên chức giáo viên (VNN, 22-5-17)

*/ GS Châu phản biện Bộ trưởng Nhạ về bỏ biên chế giáo dục (VNN, 23-5-17)

*/ Bỏ biên chế giáo dục: Không thể nói suông (VNN, 23-5-17)

*/ Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên (VNN, 16-5-17)

----------------

*/ Mỗi giáo viên phải mua một tháng 10 kg thịt lợn (VNN, 22-3-17)

*/ Phó Thủ tướng: Cần chấn chỉnh Cục Nghệ thuật biểu diễn  (VNN, 23-5-17)

*/ Phó thủ tướng chỉ đạo không cần cấp phép những bài hát quen thuộc (VnEx, 23-5-17)

*/ Đại biểu Quốc hội: 'Ai cho Cục nghệ thuật quyền cấp phép Quốc ca?' (VnEx, 22-5-17)

*/ Cấp phép cho Quốc ca (VnEx, 23-5-17)

*/ 4 website tự học TOEIC miễn phí và hiệu quả

----------------------------

*/ Vĩnh Phúc: Đã có kết luận vụ “không có hồ sơ đảng viên" ở huyện Sông Lô (VH, 19-4-17)

*/ Trả lời Đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Thu Hương huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) (VH, 28-4-17)

*/ Ông Nguyễn Trần Bạt: Phát triển kinh tế tư nhân là cuộc cải cách khổng lồ (VnEx, 16-5-17)

*/ Hè chưa về phụ huynh đã nháo nhác tìm lớp học cho con (GD, 17-5-17)

------------------------

*/ Tất tần tật về cách sử dụng Task Manager

*/ Du khách xếp hàng thăm nhà cũ "xập xệ" của tân Tổng thống Hàn Quốc (DT, 15-5-17)

*/ Người chặn đứng mã độc cứu thế giới đối diện nguy cơ trả thù (TN, 15-5-17)

*/Một số bài thơ:

 +/ Ánh trăng

 +/ HƠI ẤM Ổ RƠM

 +/ Một số bài thơ

*/ Hai lão nông chịu cô lập, bị trả thù để phanh phui tiêu cực (VnEx, 14-5-17)

*/ Chương trình tổng thể không cần giáo viên chuyên dạy trải nghiệm sáng tạo

*/Một vài vấn đề về văn bản luật:

+/ Phân biệt công chức, viên chức

+/ Vài so sánh giữa công chức và viên chức ◄◄◄

+/ Nghị định quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức (số 56/2015/NĐ-CP) ◄◄◄

*/ Cả nước có gần 4.500 học sinh đoạt giải Violympic (GD, 13-5-17)

*/ Học thày không tày học bạn, để con ở nhà sẽ rất nguy hại (GD, 14-5-17)

---------------------------

*/ Phản thịt vấy bẩn & sự hôi tanh của “kinh tế thị trường lệch lạc”

*/ Bắt khẩn cấp 2 đối tượng hắt chất bẩn vào quầy thịt lợn rẻ

------------------------

*/ Trung tâm học tập cộng đồng: Chờ ngày lột xác (TS, 11-5-17)

*/ Hà Nội cấm các trường triển khai tổ chức ôn tập hè trước ngày 1/8 (GD, 12-5-17)

*/ Giáo dục không triết lý (VNN, 12-8-17)

*/ Việt Nam thua campuchia về làm lúa gạo

-----------------------------

*/ Chuyện đời tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

*/ Tỷ phú USD Việt thứ 2: Ứng viên nổi và chìm

*/Việt Nam có tỉ phú đô-la: Vui hay buồn?

*/ Đà Nẵng hết kiên nhẫn với người 'nghèo, lười'

*/ Đại gia ngủ siêu giường, nhà chăng thép gai có sướng?

*/ Tỉ lệ thất nghiệp 1,84%: quá phi lý!

*/ Cuốn sử quý trở về

*/ Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên: “Phải dùng đến những thứ ngoài văn học thì … vứt!”

*/ Về... sư tử đá

*/ Nước Mỹ trong mắt tôi

*/ Cựu Tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev: Con đường phản bội

*/ Cách tiêu tiền của người Việt đang làm giàu cho nước ngoài?

*/Người viết văn không đi vắng

 




Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017



Ảnh trên báo điện tử Dantri.com.vn

Đây là người phụ nữ bán thịt lợn tại chợ  Lương Văn Can, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Bọn xấu đã hắt chất bẩn vào thịt  do chị bán với giá rẻ hơn của những hàng thịt "chuyên nghiệp" ở xung quanh.
Và chính quyền đã nhanh tay

Bắt khẩn cấp 2 đối tượng hắt chất bẩn vào quầy thịt lợn rẻ

GIÁO DỤC KHÔNG TRIẾT LÝ

                                                           Tác giả: Đào Tuấn Đạt
                                                           Nguồn: VnEx
Ngày trước, tôi thường phụ đạo miễn phí cho các lưu học sinh Campuchia theo học tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
Mặc định kiến thức nền tảng của các bạn ấy chưa tốt nên tôi chữa bài rất chậm và tỉ mỉ. Đến bài khó tôi dừng lại hỏi, có ai thắc mắc gì không? Một lần có sinh viên hỏi: “Vận tốc là gì hả thầy?”. Tôi thấy rất bối rối. Vì đang nói câu chuyện về con tàu siêu thanh, thì có bạn lại hỏi đi bộ là gì. Tôi hỏi cả lớp, có ai có câu hỏi tương tự không? Nhiều cánh tay giơ lên. Chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu, giống như khi học bảng cửu chương vậy.
Vài năm gần đây, các lưu học sinh không cần nhờ tôi phụ đạo nữa, và số lưu học sinh Campuchia cũng ít đi. Tôi trò chuyện với họ thì biết giáo dục Campuchia đã có rất nhiều thay đổi.
Vào năm 2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Campuchia, Hang Chuon Naron, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục. Không giống như dự đoán, việc đầu tiên ông làm là thực thi chính sách “không gian lận” trong giáo dục và thi cử, chứ không phải bắt đầu bằng các kế hoạch cải cách nhiều triệu USD.
Ông nói, tất cả việc chi tiêu - như chi tiêu cho sách giáo khoa, chi tiêu thêm cho các nguồn lực, ngay cả lương cao hơn cho giáo viên, nếu học sinh không chịu học, thì cũng không thể đạt hiệu quả. Hệ thống giáo dục tưởng thưởng cho những vụ gian lận, phải được thay thế bằng một nền văn hóa xứng đáng có lợi cho những em chăm học.
Năm 2014, gần 90 nghìn học sinh Campuchia bước vào mùa thi tốt nghiệp chống gian lận đầu tiên và đã có hơn 60% thí sinh bị đánh trượt. Kết quả chấn động dư luận. Học sinh biết rằng muốn thi đỗ, chỉ có cách duy nhất là phải học, chứ không thể tìm kiếm cơ may ở đền chùa và trông chờ vào việc quay cóp. Việc bắt đầu bằng quyết tâm diệt trừ gian lận không những buộc học sinh phải chăm học mà còn làm bộc lộ khuyết tật của hệ thống. Theo ông bộ trưởng, nếu cứ nhắm mắt làm ngơ, thì đầu vào của sinh viên Campuchia sẽ có một lỗ hổng rõ rệt. Và như thế, không thể có một thế hệ trẻ có năng lực thật sự. 
Năm 2015, số học sinh bị trượt đã giảm đi, nhờ học sinh đã chăm chỉ hơn chứ không chơi nhiều như trước. Việc “học sinh muốn đi học” nghe đơn giản nhưng chính là tiền đề cho việc cải cách toàn diện nền giáo dục vốn rất yếu kém của Campuchia. Chương trình học, nội dung sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy được thay đổi từng bước chắc chắn theo hướng hiện đại. Đời sống giáo viên được cải thiện. Nhờ cải cách đúng hướng, giáo dục Campuchia đi vào ổn định và được đánh giá cao bởi dư luận quốc tế.
Từ năm 2006, chúng ta đã đặt ra mục tiêu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 nghiêm túc và bắt đầu có chuyển biến về thái độ học tập của học sinh. Nhưng cơ hội đã bị bỏ qua sau đó. Phong trào hai không (không tiêu cực, không bệnh thành tích), giờ được giới chúng tôi gọi vui thành “Không học” và “Không dạy”. Mọi chuyện trở lại như cũ và đến hôm nay, nạn gian lận trong giáo dục không có dấu hiệu suy giảm.
Nền giáo dục nước ta đã tiến hành nhiều đợt cải cách. Song những cải cách đó thực chất chỉ là những cuộc sửa chữa hoặc thay sách giáo khoa. Không có thay đổi về nguyên lý, mà chỉ là những cải tiến vụn vặt; đề án cải cách không dựa trên các thành tựu nghiên cứu khoa học (mặc dù chúng ta có đầy đủ các viện nghiên cứu này) và thực tiễn giáo dục nên không khả thi. Tệ hại hơn, là thất bại sẽ được đổ lỗi cho cơ sở vật chất và trình độ giáo viên. Cứ mỗi lần cải cách là một lần giáo viên bị mắng là dốt, bằng một từ mỹ miều là “bất cập”.
Phản xạ thông thường trước lối suy nghĩ "thiếu và yếu" này là đòi hỏi nguồn lực đầu tư. Vài chục nghìn tỷ, vài nghìn tỷ, là những đòi hỏi được đưa ra trước mỗi lần cải cách - như thể tiền bạc là tiền đề của giáo dục vậy.
Trong khi, như câu chuyện ở Campuchia đã chỉ ra, tiền đề của giáo dục là những gạch đầu dòng khúc chiết về mục tiêu, về triết lý.
Thực tế thất bại của các lần cải cách trước, đề án ngoại ngữ 2020, dự án trường học mới VNEN tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng đã minh chứng cho điều này.
Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể 2017 nêu vấn đề đổi mới toàn diện nhưng vẫn không thấy tư tưởng của đổi mới. Vì thế dự thảo hẳn nhiên chỉ nói được ý nguyện của tác giả, chứ không nêu được đổi mới vận hành theo triết lý nào. Thay vì luận giải một cách khoa học và thuyết phục, đề án được đem ra “chia sẻ trách nhiệm” bằng cách tổ chức những cuộc lấy ý kiến đóng góp của toàn xã hội.
Thiếu triết lý chẳng khác gì thiếu bộ định vị của người đi đường. Thế nên lúc rẽ phải, lúc lại rẽ trái. Nếu bị vấp ngã thì không biết đứng dậy bằng cách nào. Giống như việc hôm nay thêm môn này, mai lại bớt môn kia. Chú trọng kiến thức thì quên năng lực. Chú trọng năng lực lại quên kiến thức...
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, trong một nền kinh tế đòi hỏi sự cạnh tranh bằng tri thức, bằng ý tưởng, bằng tư duy, bằng tốc độ, thì chương trình học nhồi sọ là không thể chấp nhận được nữa. Phải cải cách. Nhưng nếu cải cách mà sai thì hậu quả để lại kéo dài hàng thập kỷ. Đôi lúc tôi nghĩ, nếu thay đổi mà không có đường đi, thì tốt nhất đừng làm gì cả, là đã may cho giáo viên và học sinh rồi.
Và tôi tin, chắc không lâu nữa, các bạn học sinh Campuchia sẽ không còn phải sang học ở Việt Nam. Vì chúng ta có nghìn tỷ, nhưng họ có triết lý.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

CỎ DỌC ĐƯỜNG TRẦN KIÊN NHẪN SỐNG

Vũ Quần Phương

                      Những năm 60 thế kỷ trước, học sinh sinh viên Hà Nội hào hứng và say mê nghe những buổi nói chuyện về lý tưởng sống, về cách rèn luyện bản lĩnh và phẩm chất làm người của diễn giả Việt Phương. Anh là thần tượng của lứa thanh niên chúng tôi hồi ấy. Một vốn học thức căn bản vững vàng, một vị trí làm việc thuận lợi cho một tầm nhìn xa rộng về thời cuộc, một tác phong sống gần với đời thường và hơn hết, Việt Phương có một cách suy nghĩ bằng trái tim. Làm chính trị mà suy nghĩ bằng trái tim thì phúc đức cho đời nhưng sẽ nhiều hệ lụy cho mình. Việt Phương, như tôi thấy, cũng đã trải qua những cung bậc ấy.
Việt Phương năm nay vào tuổi chín mươi (sinh 1928). Đã dăm năm nay, con người nói chuyện như có rượu ở trong lời ấy đã phải hạn chế thời gian tiếp bạn để tránh cơn trụy mạch. Anh vốn có nhịp tim đập chậm. Gần đây, yếu lắm, hai ngày một lần chạy thận nhân tạo, suy gan, suy tim. Hội nhà văn muốn đứng ra làm tặng người hội viên muộn mằn nhưng lại sớm có đóng góp thúc đẩy tiến trình văn chương một tuyển tập về thơ ông, lưu giữ những buồn vui, những nghĩ ngợi trăn trở, bức xúc trước cuộc đời của ông.
Thơ, chung cục, lại là nơi cho thấy rõ nhất cốt cách lẫn tầm vóc Việt Phương.
Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, sinh tại Hà Nội, tham gia hoạt động cách mạng từ khi là học sinh trung học. Năm 1944, đang học ban tú tài trường Bưởi thì bị Pháp bắt. Pháp đổ, thì Nhật giam. Cách mạng thành công, ông gia nhập đoàn quân Nam tiến bảo vệ Nam Bộ. Năm 1949, khi đang làm việc tại Ban thanh vận Liên khu V, Việt Phương được nhà cách mạng Phạm Văn Đồng phát hiện và xin về làm trợ lý cho ông từ đấy cho đến khi tập thơ Cửa mở, bị thu hồi (1970).
Việt Phương nghiêm túc chấp hành quyết định thu hồi tập thơ nhưng xin được tranh luận bảo vệ nội dung thơ. Cuộc tranh luận đã không xảy ra. Cấp trên đồng ý để Việt Phương bảo lưu ý kiến. Năm đó, ông nói với chúng tôi, ông vẫn được chi bộ bầu là đảng viên bốn tốt, vấn đề Cửa mở được khoanh lại, chi bộ không tính đến. Các nhà chính trị và bạn đọc, bạn viết vẫn nguyên lòng quý mến, tin tưởng Việt Phương và càng về sau càng cảm phục cảm quan tiên phonng của ông nữa. Ông chuyển vị trí công tác có lẽ liên quan đến vài quan điểm đối ngoại mà tổ chức không muốn để ai đó suy diễn tới quan điểm của người đứng đầu chính phủ, ông Phạm Văn Đồng, thủ trưởng trực tiếp của ông. Ảnh hưởng Phạm Văn Đồng, tư duy, cảm xúc, cách sống thấm rất sâu trong đời Việt Phương và cũng có phần ngược lại, hẳn thế. Phạm Văn Đồng, trong cương vị thủ tướng, đã có mối quan tâm đặc biệt tới giới trí thức, ông hỗ trợ nhiều trí thức có quan điểm độc lập được tiếp tục hoàn thiện và xuất bản các công trình nghiên cứu của mình. Việt Phương là người thực thi các hỗ trợ đó. Và trong cuộc sống cụ thể hàng ngày thì chính Việt Phương mới có điều kiện để thầm lặng ghé vai san xẻ gánh nặng trầm luân cho họ. Trong tầm hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, tôi có cảm giác thủ tướng và người bí thư của ông là một cặp đôi đồng tâm đồng chí rất tri kỷ, tri kỷ suốt cả đời người. Tôi đã để ý cái cách Việt Phương lắng nghe những điều trò chuyện của Phạm Văn Đồng với văn nghệ sỹ. Không chỉ ghi nhận nội dung trong nghĩa chữ, hình như ông còn nghe thấy cả những điều còn lặn trong ý nghĩ của thủ trưởng mình, chưa hiện ra trong lời. Đó là năng lực cảm nhận Việt Phương. Nhạy và thường chính xác. Trong chính trị xã hội hẳn năng lực ấy của Việt Phương đã thành những đóng góp ý nghĩa tới phép quản lý đất nước của thủ tướng. Trong văn chương năng lực ấy tạo nên điểm trội đầu tiên của chính thơ ông. Ấy là bản lĩnh trung thực, dám thấy những điều không muốn thấy, dám ghi nhận, dám trăn trở với những gì mà nhiều người, kể cả những đấng bậc đương thời, cứ mũ ni che tai cho thuận chèo mát mái cáí thân mình. Nội một câu thơ, trong Cửa mở, một thời thành tâm điểm bàn tán về sự táo bạo dám bình giá thất thiệt cho lãnh đạo:
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Thật ra không phải thế. Cái đích của mạch thơ không ở đấy. Bài thơ viết năm 1969, sau ngày phi công Liêm Xô, Yuri Gagarin vượt được sức hút của trái đất, bay vào vũ trụ, tới 8 năm, và có thể sau cả ngày 20-7 cùng năm đó khi phi công Mỹ Neil Amstrong đặt chân lên mặt trăng. Có thể các sự kiện ấy là dữ kiện tạo nguyên liệu cho câu thơ trên và câu dưới là mạch tư duy khái quát vốn có của cảm hứng thơ. Người ta nghĩ ở một cương vị công tác như Việt Phương thì thấy lõm lồi bùn đất của đỉnh là tất yếu chứ và rồi duy diễn rộng xa. Nhưng nghĩ một chút, một chút thôi, thì đây là một trong những chân lý vĩnh cửu. Không có đỉnh cao vật chất nào không lồi lõm, không bụi bậm mà trong mạch ngữ pháp của thân xác câu thơ lại là một khẳng định theo hướng khác: ta đã từng trải, kể cả những từng trải thất thiệt nên ta càng tự tin. Tự tin như Việt Phương đã viết, cũng trong bài thơ đó: Ta có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh / “Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày / Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao” Ở đây, nếu phê, thì phê cái thái quá tự tin của Việt Phương còn có lý hơn phê ông khủng hoảng niềm tin. Lại đến câu thơ mà nhiều người nhắc lên để giận dữ, lại có người nhắc tới để hể hả:
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Cả hai thái cực cảm xúc giận dữ hay hể hả đều không phải. Đều chưa đi hết Việt Phương. Chưa vào mạch chủ đề của bài thơ này, bài Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi. Các thầy lang mới đọc đến Phúc thống phục nhân sâm (đau bụng uống nhân sâm) đã kê đơn, bốc nhân sâm cho người bệnh mà không đọc tiếp ở trang sau tắc tử (thì chết). Hãy đọc tiếp Việt Phương ngay dưới câu thơ trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, là lời bình luân: Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao. Ông coi đấy là sự ngờ nghệch và ngây thơ (đúng ra là ngây ngô). Ngây ngô vì thiếu hiểu biết. Nhưng đẹp, vẻ đẹp tinh thần: sự tin tưởng. Tin tưởng thành kính và mãnh liệt. Có điều đừng quá “yên tâm” mà kéo dài cái đẹp ngờ nghệch ấy. Thái độ dám nhìn hiện thực như nó vốn có của Việt Phương khi ấy là thể hiện của ý thức tự tin, là biểu hiện của tính biện chứng tìm vào bản chất các hiện tượng. Tiếc thay cách nhìn ấy chưa thành cách nhìn của tất cả. Khi chủ trương tuyên huấn: Nghe đài đọc báo của ta Không nghe đài địch ba hoa nói càn mà Việt Phương lại viết: Mở đài địch như mở toang cánh cửa Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai. Việt Phương bị phê là điều dễ hiểu. Tầm nghĩ ấy chưa là tầm nghĩ phổ cập. Ngây thơ và ngờ nghệch, chưa đủ miễn dịch với luận điệu tuyên truyền của đối phương mà mở toang cánh cửa nghe đài địch rất dễ bị phơi nhiễm. Việt Phương bị phê. Phê nghiêm khắc nhưng thân ái. Không ai đao to búa lớn với ông. Người được giao nhiệm vụ viết bài then chốt cũng rất chừng mực hòa nhã. Có nhà văn còn cố ý tránh lên tiếng dù đã được yêu cầu. Việt Phương tiếp nhận chân thành, tỉnh táo. Chấp nhận lời phê nhưng xin bảo lưu ý kiến như bảo lưu một cách nhìn hiện thực. Có cảm giác như ông hiểu xa hơn những người phê ông về những thất thiệt có thể có do cơn say lý tưởng của Cửa mở gây nên. Thái độ hòa nhã nơi ông xuất phát từ nhận thức chứ không phải chỉ khuôn trong phép ứng xử. Sau này khi có quốc sách Đổi Mới, Cửa mở được tái bản nguyên văn, ông vẫn giữ thái độ nghiêm cẩn như lúc đang bị phê.
Việt Phương, trước lúc in Cửa mở, đã làm nhiều thơ, ông viết từ 1960, nhưng chưa đăng báo. Một câu tự hỏi làm ông ngần ngại: đã là thơ chưa những gì ông viết. Ông chơi với các nhà thơ tiền chiến, làm bạn vong niên với nhiều người viết trẻ như thêm những kênh xác định cái nên thơ, cái là thơ. Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Việt Phương mượn thơ giãi lòng mình. Từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống thường ngày của Bác mà ông được chứng kiến, ông đã nhận ra tầm vóc người Cộng sản Hồ Chí Minh. Tình cảm chân thực, riêng tư và những suy nghĩ rất cá thể, có phần táo bạo của ông trong bài thơ Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương đã cộng hưởng được với niềm xúc động lớn của lòng dân cả nước trong những ngày tang lễ ấy. Các nhà thơ đàn anh, có thành tựu từ thời Thơ Mới trước cách mạng và thường đọc thơ ông từ bản thảo, nồng nhiệt khích lệ ông xuất bản. Cửa mở ra đời. Giới làm thơ hy vọng Cửa mở sẽ mở thêm cho thơ những không gian riêng và một cách nhìn thẳng về những vấn đề cộm lên trong đời sống. Cửa mở bị phê phán, bị thu hồi. Nhưng tinh thần mở cửa của Việt Phương ở lại với lòng người như một gợi ý tỉnh thức, quả cảm và tự tin.
Cửa mở tái bản ngay sau Đổi mới (1989). Phải 20 năm nữa, Việt Phương mới đưa xuất bản Cửa đã mở (2008). Đúng hơn, người đứng ra xuất bản là một người ban, tiến sĩ Đức Vượng. Trong lời giới thiệu in ở đầu sách, ông Vượng viết; “Nay, nhân dịp mừng thọ Việt Phương 80 tuổi, chúng tôi tập hợp một số bài thơ của Anh in thành tập này. Nếu có điều gì sơ suất, mong anh Việt Phương và bạn đọc lượng thứ”. Như vậy Việt Phương vẫn viết nhưng không tính đến xuất bản, ông cũng khéo léo chưa vội gia nhập Hội nhà văn. Nhưng sau tập Cửa đã mở, thì ông lại liên tiếp xuất bản thơ, có năm đến hai tập như các năm 2009, 2013. Tính đến 2014, trong 7 năm ông đã có 10 tập thơ. Tập Cửa mở tái bản tới hai lần Và năm 2010, ở tuổi 82, ông đã gia nhập Hội nhà văn. Trong tập tuyển thâu tóm cả đời thơ tác giả này chúng tôi xin lấy trọn vẹn tập Cửa mở như một dấu ấn văn chương thời điểm ấy. Còn những tập sau, xin được gạn lại, tránh bớt những câu trùng lập, những bài còn như phác thảo. Quốc sách Đổi mới làm bùng nổ một cơn say làm thơ, say in thơ của cả nước, nhiều nhất là ở lứa tuổi đã hoàn thành nhiệm vụ cán bộ, bộ đội của mình. Những nhà thơ chuyên nghiệp cũng tung tẩy sức bút, mạnh dạn tìm cách nhìn mới, cách nghĩ mới, cách thể hiện mới. Cả nền thơ sầm uất, náo nhiệt. Nhưng ở tuổi Việt Phương, dù viết nhiều, ông không dễ thực hiện các buổi gặp gỡ bạn đọc, bạn viết. Vả lại trong không khí sầm uất rất ư là “phấn khởi tự hào” ấy của thơ, đã thấp thoáng những lo âu về chất lượng. Nhiều, cả nghìn tập mỗi năm, ai cũng có thể trở thành thi huynh thi hữu trong các câu lạc bộ thơ mở ra trên khắp nước. Nhưng hiệu sách lại từ chối bán thơ. Từ chối vì không bán được. Đông người làm thơ nhưng lại vắng người đọc thơ. Bạn đọc chí cốt của thơ rơi vào tình thế chết khát giữa biển. Phải vượt qua rất nhiều tập, rất nhiều chiêu thức quảng cáo, kể cả những bài phê bình rộng rãi lời khen… mới đến được tập ưng ý. Bất cập lớn nhất là về thầm định trong tất cả các khâu: xuất bản, phê bình, giải thưởng…Thơ chỉ còn nằm trong sự đón đợi của số độc giả thật sự quan tâm và có năng lực đánh giá. Rất, rất nhiều tập thơ ra đời và qua đời trong sự thờ ơ của người đọc. Nhưng đấy lại chính là chặng Việt Phương dồn nhiều tâm trí cho thơ, bộc lộ mình nhiều nhất trong thơ.
Việt Phương quan niệm: Thơ là kết tinh sáng tạo của tình yêu sự sống và con người thề hiện bằng ngôn ngữ mà hay và đẹp nhất là hồn nhiên và giản dị (1) Nghĩa là vì yêu đời yêu người mà làm thơ. Nhưng tình yêu ấy ở Viêt Phương lại có sức nặng của trí tuệ, của chiêm nghiệm. Trừ một số bài ở chặng viết khởi hành, những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ XX, khi Miền Bắc bước vào kế hoặch 5 năm lần thứ nhất, khi toàn dân vừa qua cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tràn trề hy vọng, tự tin, đang hào hứng xắn tay thực hiện kế hoặch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lúc Tố Hữu Chào 61 đỉnh cao muôn trượng thì cây bút trẻ Việt Phương cũng tràn đầy xúc cảm theo thế thuận, nhìn vào đâu cũng thấy tình người, tình anh em, tình đồng đội, khát vọng cháy bỏng nhất là khát vọng được cống hiến: Cứ đêm đêm ta lại xét kết nạp ta vào Đảng / Thời gian nâng đòi hỏi mãi cao thêm / Đến trọn đời từng giờ là cộng sản / Những nỗi đau ta cũng sáng búa liềm. Đây là cảm xúc phổ cập của thơ ca Miền Bắc hồi ấy. Có thể còn đơn giản nhưng quả là nó đã cộng hưởng được với tình cảm của toàn dân. Tình cảm này khá đậm trong tập Cửa mở. Phần còn lại, những bài viết khi cuộc chiến chống Mỹ bùng nổ trên cả hai miền, khi trong phe Cộng sản bộc lộ những quan điểm khác nhau khi nhận diện bạn và thù, khi trong đời sống thường ngày của bà con ta bộc lộ nhiều hiện tượng gọi là “tiêu cực”. Thơ Việt Phương không lạc quan nhẹ nhõm như trước mà trầm lại, trĩu nặng những suy nghĩ, những đấu tranh tự vượt. Tỉnh ngộ và vỡ lẽ ra nhiều điều. Nhiều chùm bóng yêu tin sặc sỡ sắc màu mới đó còn tưng bừng bay như vào hội, giờ đây lần lượt nổ vỡ, hoặc hết hơi. Nhưng đấy là chỗ để trí tuệ vượt lên, để nhận thức dẫn đường, để biết được trời còn xanh hơn cả trời xanh. Việt Phương viết như tự thú:
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn
Từ đấy cho đến bây giờ thơ Việt Phương luôn vận động trên hướng tư tưởng ấy, trả giá đau để học nhìn đúng. Lứa thanh niên chúng tôi khi ấy, ít hơn Việt Phương mươi tuổi, hầu hết đã nghe quở: cậu nói thế đúng nhưng không có lợi. Nghĩa là giữa cái đúng và cái có lợi thì chọn cái có lợi. Ban đầu là lợi cho ta (đối diện với địch) rồi chuyển hóa (tự lúc nào) đến lợi cho mình (đối diện với người khác) chỉ là một bước nhỏ. Nhưng kết cục sẽ là một sụp đổ lớn. Việt Phương dứt khoát ngay tự chỗ bắt đầu. Dám trả giá, dù giá đau để tìm cái đúng. Việt Phương trong Cửa mở: Mọi bất ngờ đều có thể xảy ra nên không còn là bất ngờ nữa. Cái bất ngờ rắn độc mai phục giữa vườn hoa không còn làm anh sợ, nơi anh sợ là rắn nằm mai phục giữa lòng ta. Đấy là chỗ Việt Phương tự nối dài truy kích cái ác. Biết rắn mai phục giữa vườn hoa thì giữ lành được cho mình (tránh được cái ác) Còn cảnh giác với rắn mai phục giữa lòng mình thì không chỉ là tránh cái ác mà là hoàn thiện mình, giữ lành cho người khác. Tôi nghĩ câu thơ ấy là ranh giới hai chặng ý thức của con người. Việt Phương giàu quan sát, lặn một hơi vào đời sống thường ngày để quan sát. Lại là người cả nghĩ, có kinh nghiệm tự đối thoại để bóc ra chân lý. Thơ Việt Phương do vậy hay tìm đến những bạn đọc ham nghĩ ngợi ham chiêm nghiệm, ham bản lĩnh đối mặt với cái chống lại mình. Việt Phương chắc hẳn nhiều phen phải chấp nhận những bàn thua. Từng trả giá đau kia mà . Tôi nhớ một lần, khi đã thực thi quốc sách Đổi mới được dăm năm, Việt Phương đến nói chuyện với anh chị em viết văn, ông đặt chiếc ví lên bàn và nói: Hôm nay tôi đến đây để nói chuyện kinh tế với các bạn nhưng cái ví này lại lép. Cả đời làm kinh tế nhưng khi xây nhà thì lại nhờ tiền của con. Tôi là nhà kinh tế thất bại. Đọc thơ Việt Phương tôi có thấy những mảnh đau buồn khi ông chạm xa chạm gần vào những thất bại ấy. Có điều ít thấy, hình như không bao giờ, ông xuôi tay. Nếu nỗi buồn là học phí thì sau nỗi buồn ấy ông lại giàu thêm nghị lực giàu thêm sự khôn ngoan. Việt Phương, như lời bộc lộ, thích thơ hồn nhiên và giản dị. Ông đã giản dị trong diễn đạt thơ và cả trong sinh hoạt thường ngày. Nhưng sự hồn nhiên trong thơ thì ông luôn phải rèn luyện. Nói có vẻ nghịch lý. Đã hồn nhiên lại rèn luyện thì còn đâu hồn nhiên. Tôi có cảm giác ở Việt Phương rất ít hồn nhiên bản năng, thứ hồn nhiên thật sự là hồn nhiên, tự có và trời cho. Ông là người quen lao động tư duy, mọi hành động đều qua ý thức. Ông ý thức như một bản năng và bản năng ông, phần lớn, do ý thức tạo nên. Đây là một ưu thế của trí tuệ cũng là một trở ngại cho thơ. Tôi chắc Việt Phương tự biết. Biết từ lâu rồi. Ông rất có ý thức rèn mình để có xúc cảm hồn nhiên ngay từ chặng thơ đầu. Nhiều khi ông thành công. Câu thơ thấm thía mà sâu lắm. Luận về cái sự làm thơ của mình, ông “hồn nhiên”:
Thơ làm như thế là nhanh
Thơ làm đến thế tanh bành cả thơ
Tân hậu hiện đại bơ phờ
Bỏ đại tự sự theo nhờ vô vi
Hồn nhiên, chữ đến như do vần gọi vào, tanh bành cả thơ (từ câu trích 1 sang câu trích 2). Nhưng đến câu trích 3 và 4, thì là hồn nhiên diễu một hành động có ý thức của mình và khi lại tự ý thức được cái giọng tự diễu ấy thì là chạm vào xót xa rồi, theo nhờ vô vi, nói nhẹ như không nhưng tình thế văn chương như thế cũng là thảm. Thảm là cái tình cái thế nhưng con người, ở đây là Việt Phương, thì lại đang sung sức Một mình ông đóng cả ba vai chèo. Là mình, là người diễu mình rồi lại là người thương mình, thương cái thời của thơ và cái thế của mình. Đọc Việt Phương, tôi hay phải sững lại sau những câu thơ, nhưng lại ít hơn được sững lại với toàn bài. Có lẽ do Việt Phương hay xây dựng bài từ chủ đề hơn là từ đề tài. Viết theo đề tài có cái lợi là tạo cho người đọc nhập vào không gian vật chất của bài thơ, không gian ấy dễ chạm vào giác quan. Còn viết theo chủ đề, mỗi mạch thơ như một luồng sáng rọi hội tụ vào nhau mà nên bài. Người đọc nhập vào không gian tư tưởng. không gian này trừu tượng, nó không chạm vào giác quan. Có lẽ vì thế Việt Phương hay nhồi giác quan vào thân xác của câu chứ không phải vào tứ của toàn bài. Người ta có thể đổi chỗ câu thơ ông từ bài này sang bài khác. Những câu hay độc lập của Viêt Phương có thể nhặt ra hàng vốc. Nhưng kết cấu bài, lập tứ bài thì chưa phong phú. Ngay cả cách đặt tên bài, ông cũng tự nhốt mình trong một chữ, tự làm thiệt đi sức gợi và lượng thông tin, vốn là những yếu tố giúp người đọc nhập nhanh vào bài thơ.
Ở tuổi ông mà viết nhanh đến thế, dù có tanh bành cả thơ thì cũng quý lắm. Mà ông nói thế, chứ đâu có tanh bành. Dễ dãi, trùng chập thì có, có ít nhiều. Nhưng bù lại giọng thơ lại hồn nhiên hơn, tung tẩy hơn. Ý thơ do vậy cũng bớt đi những lập luận tư biện. Đặc biệt có những câu thơ như một nâng cấp đột biến:
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Câu thơ ấy là hiện thực, cỏ trên mặt đất. Nhưng nó cũng là tình, là ý tưởng, là triết học, mà trên hết là thân phận. Cái thân phận như cỏ dọc đường đi, như cát dưới chân người, lay lứt, bơ vơ, lầm lũi, nhưng kiên nhẫn, khiêm nhường bám lấy sự sống. Nếu chỉ viết đến đấy, mượn cỏ mượn cát để ngụ ngôn chuyện đời thì bài thơ mới chỉ tác động vào trí, vào suy tưởng. Nhưng ở đây còn có thân phận, kiên nhẫn sống. Tiếng reo lúc chung cục Cửa đã mở rồi và chung cục ấy có khởi thủy: từ cửa mở làm vỡ lẽ câu chuyện:
Một giọt tin yêu thả vào đời
Rụt rè tha thiết gửi xa xôi
Lầm lũi trong sương tìm nhặt nắng
Bơ vơ đông đảo giữa ngàn khơi
Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống
Khiêm cung hạt cát dưới chân người
Cửa đã mở rồi từ cửa mở
Sáng một niềm lan đến cuối trời
Bài thơ có tám câu mà có tên tới tám tập thơ của Việt Phương, 8/10, vô tình hay dụng tâm ký thác. Xét vào mạch thơ thì cửa mở chả liên quan gì đến cỏ và cát. Nhưng Cửa đã mở và Cửa mở lại làm ta nhận ra có Việt Phương ở đấy. Chiếu lên hai câu thơ đầu thấy rõ hơn trong mạch trữ tình kín đáo: nông nỗi Việt Phương, do chính tác giả, lần đầu tiên, tự bạch. Bài thơ ghi nhận bước phát triển của bút pháp Việt Phương, chuyển không gian tư tưởng sang không gian cảm xúc khi cái tôi của ông có mặt nhiều hơn, thay cho cái ta thích lý sự, ngại bộc lộ tâm tình.
Hà Nội, 17-3-2017

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Nhật ký các sự kiện

Ngày 07-5-17:
*/ Thi kiểm tra chất lượng của giáo viên: Miếng dán trên chân gỗ (VHNA, 15-5-13) bài của Đặng Huỳnh Mai
Bài liên quan: Nhiều giáo viên bị 'muối mặt' sau cuộc kiểm tra chất lượng (NĐT, 18-4-13)
*/ Đánh giá giáo viên “kiểu Úc phảy” (GD, 15-4-17)
*/  Sát hạch giáo viên: Giáo viên thấp điểm hơn học sinh thì sao? (VOV, 31-3-16)

NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG QUA ĐỜI



Nhà thơ Việt Phương qua đời:

Xem loạt bài viết về sự kiện này:
Nhà thơ Việt Phương: Nhìn vào sự thật nhìn cho thẳng (TT, 06-5-17)
Nhà thơ Trần Việt Phương - Cựu thư ký của Thủ tướng đã từ trần (TP, 06-5-17)
Nhà thơ Việt Phương đã được cứu nhờ Tổng bí thư Lê Duẩn (VNN, 06-5-17)

Nhà thơ Việt Phương - Ảnh : ngaynay.vn (dẫn lại từ tuoitre)
Tin trên báo tuoitre
TTO - Theo tin từ nhà báo Vũ Kim Hạnh, nhà thơ Việt Phương - tác giả tập thơ Cửa Mở nổi tiếng một thời - vừa qua đời tại Hà Nội lúc 8g50 sáng nay, 6-5-2017.
Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, tên thật là Trần Quang Huy, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Năm 17 tuổi, ông tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, từng bị bắt giam.
Ông là thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ năm 19 tuổi.
Theo ghi nhận của cổng thông tin Chính phủ, ông Trần Quang Huy về làm việc tại Văn phòng Chính phủ từ năm 1947, đó là những năm đầu tiên sau khi Văn phòng Chính phủ được thành lập (năm 1945).
Kể từ đó cho đến ngày Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua đời năm 2000, ông Việt Phương đã có 53 năm làm Thư ký cho đồng chí Phạm Văn Đồng trên các cương vị từ Phó Thủ tướng đến Thủ tướng và sau này là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đến bây giờ, ông cũng là Thư ký Thủ tướng Chính phủ có thâm niên nhất.
Năm 1970, ông xuất bản tập thơ Cửa mở, gây chú ý trong dư luận không chỉ công chúng yêu thích văn chương mà còn cả chính giới.
==============  
Vanvn.net xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Việt Phương trong tập thơ Cửa mở in năm 1970 và một số bài thơ khác.
VIỆT PHƯƠNG
MUÔN VÀN TÌNH THÂN YÊU TRÙM LÊN KHẮP QUÊ HƯƠNG

Trời đổ mưa, đi viếng Bác, đồng bào chờ, bị ướt
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui

Ngừng đập trái tim tột bậc con người
Cây cỏ đất trời không thật nữa
Mặt ta nhìn sắc màu cũng giả
Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi

Con đóng cửa buồng, ở mình con với Bác
Chưa muốn cùng ai chia bớt nỗi đau này
Quanh người con và trong con tất cả đều bỗng khác
Bác qua đời rồi sao con vẫn ngồi đây
Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây.

Con chim đuôi dài được Bác chở che vẫn bay về trước cổng
Cây vú sữa đầu nhà đang xoè rộng tán sum suê
Bầy cá rô phi nhớ giờ Bác cho ăn lại ngoi lên đớp sóng
Con ra đường quen đứng ngóng Bác quay về

Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi lồng lộng
Hàng bụt mọc trầm tư vút thẳng bên bờ ao
Gió heo may trong cành đa lao xao tìm gọi nắng
Lê-Nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào

Bác ơi lúa mùa này đồng thấp đồng cao lên đẹp lắm
Cơn bão vào đất liền đi chậm lại rồi tan
Mua bia đã bớt xếp hàng và anh em còn cố gắng
Đêm qua 140 bốt đồn thù bị ta đánh trong Nam
Con trữ các loại tin đứng chờ đây mong từ Bác một lời ánh sáng
Như từ lâu nay con thường vẫn hay làm
Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam

II

Đêm nay nghìn vạn chúng con xếp thành hàng đi viếng Bác
Ôi làm sao nguôi được nhớ thương này
Chúng con đi cho cả người vắng mặt
Người chưa sinh người đã khuất cũng về đây
Việt Nam đau cả lòng người dạ đất
Sao mùa thu như nước mắt trời mây
Chúng con đi theo tiếng người phía trước
Đường Hùng Vương dân tộc đi từ dựng nước đến ngày nay
Hãy về đây lũ làng Tây Nguyên đánh tiếng cồng thương xót
Những con nước Cửu Long bát ngát đợt Cha về
Đội áo tím Sông Hương diệt Mỹ xong bỗng bồi hồi kinh ngạc
Khi biết tiếng súng mình tai Bác vẫn hằng nghe
Về đây những tấm lòng trung kiên trong chuồng cọp
Vết tím bầm thân ghi tạc những câu thề
Về đây bà mẹ nghèo ở miền cao Hát Lót
Đã nhiều đêm gặp Bác giữa cơn mê

Hãy về đây những thợ xúc và lái xe khu mỏ
Vùng than ơi Người nhắc nhở bao lần
Những o gái Vĩnh Linh đầu tuyết lửa
Mơ Bác Hồ thương gian khổ vào thăm
Ông ké già nhà bên chân Pác-bó
Còn bàng hoàng hôm gặp gỡ đầu xuân
Những chiến sĩ tréo măng trên Cồn Cỏ
Đài Bác cho đưa đất mẹ thêm gần
Muôn dòng sông chảy về lòng biển cả
Bác nằm đây nhớ rõ mỗi người thân

III

Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói chữ to và đi nhẹ cả trong vườn
Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc bể
Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn

Khi đã quyết rất kiên cường mạnh mẽ
Đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn
Lòng trời biển dịu hiền khi gặp trẻ
Sấm sét im cho nắng ấm chối non
Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là "đánh đẹp"
Con xoá chữ "đẹp" đi như xoá sự cạn hẹp trong lòng con
Thêm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép
Mà tình thương mênh mong ôm hết mọi linh hồn
Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng
Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn
Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng
Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam

Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới
Đầu bạc phơ trăm mối nước non nhà
Căn nhà nhỏ những canh khuya vời vợi
Vẫn lo toan tháo cởi những bất hoà
Trái tim lớn đêm ngày quên mệt mỏi
Dệt dải hồng chắp nối bạn gần xa

IV

Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc
Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường
Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt
Vượt cao hơn sự chết, vẫn soi đường
Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt
Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương

Ôi ta khóc tim ta dường như xé
Từ trái tim giọt lệ hoá câu nguyền
Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế
Nỗi đau này cao cả thiêng liêng

Ta khóc cho mọi nơi còn xích xiềng áp bức
Cho đời ta và lớp lớp đời sau
Cho Trường Sơn, cho Tháp Mười, cho miền Nam ân hận chưa được chào đón Bác
Ta khóc những lỗi lầm làm tim Bác thêm đau
Ta tự biết sức ta trong những dòng nước mắt
Cho ta khóc hôm nay để từ mai ta lao lên đánh giặc ở tuyến đầu

Sao bao năm đồng chí với Người, con gọi Người: Đồng chí
Là khi con vĩnh biệt Người, Đồng chí, Bác Hồ ơi
Con nguyện làm một mảnh của Người, đến trọn đời tận tuỵ
Hồ Chí Minh, người cộng sản rất mực Việt Nam và vô cùng chung thuỷ con người
Ta gạt nước mắt ngẩng đầu lên, vẫn nắng Ba Đình trong veoNgười đem về năm trước
Ta thề mang ánh nắng này đến nhà mẹ già ở tận chót Cà Mau
Những biên đội không quân như hình ảnh dân tộc ta lượn quanh Người, lớn vượt
Cất cánh bay cao theo tay Bác vẫy trên đầu.

4-10 tháng 9 năm 1969

CUỘC ĐỜI YÊU NHƯ VỢ CỦA TA ƠI

Năm xưa ta đã nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức”
Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực
Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình.

Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc-tư-khoa còn hơn cả thiên đường

Ta nhất quyết đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao

Một phần tư thế kỷ đã qua đi và bây giờ ta đã biết
Thế nào là thương yêu thế nào là chém giết
Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao.

Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh:
“Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc về tao”.

Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin
Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả
Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ
Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn.

Ta đã gặp những điều không hề chờ đợi gặp
Nào đâu phải chỉ là rắn phục giữa vườn hoa
Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta.

Ta suy nghĩ tám nghìn đêm đánh giặc
Nghiền tâm tư cùng những hạt ngô bung
Giữa đạn bom ta lọc ra hạnh phúc
Tìm dần trong sáng mãi đến vô cùng

Ta đã sống những phút giờ sự thật
Tầm dân tộc ta và kích tấc loài người
Bừng vẻ đẹp chắc và bền của đất
Thung lũng đau xưa vàng rực những mùa vui...

Ta hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai
Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa
Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người
Phía trước, đằng sau, bên ngoài và chính giữa
Như Quảng Bình, Vĩnh Linh càng yêu thương trong khói lửa
Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cười
Mở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi ta mà tin ở ngày mai

Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở
Cuộc đời, thân như hơi thở ta ơi
Ta vui lắm những niềm vui cởi mở
Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...

1969
TA NHÌN TRỜI ĐÊM NAY VÀ TA ĐỌC
1

Người ta dạy toán hiện đại của chương trình cử nhân cho các em lớp bốn
Chú bé còn mút tay đã làm quen với lý thuyết nhóm
Xem vô tuyến truyền hình những cuộc du hành xuống gọn sát mặt trăng
Ô văn minh
Người ta cũng dạy em tru tréo om sòm như bị cắt tiết khi chớm lên một trận “điên răng”
Em được tập phân biệt Bit-tô-ven, Mô-da, Sô-panh và Lít
Cả trước khi em biết trên đời này luôn luôn người chết đi và người bị giết
Kẻ cầm quyền muốn em lên mười đã dạn dày cái lọc lừa quỷ quyệt của châu Âu
Từng trải cả thứ du côn ngổ ngáo quảng cáo Hoa-kỳ nhố nhăng sặc sỡ loạn màu
Chưa kịp lớn em đã bị nhét nhồi bao thuốc độc
Bọn giết người hành nghề mưu phun nọc hại tuổi thơ
Con người sẽ chết đi mà chưa từng được sống bao giờ

2

Chưa người con trai nào biết thực chất người
Người con gái, em là ai

3

Sống thường trực của anh là lợm giọng
Chán chường muốn mửa cuộc đời ra
Mửa cả tiếng chim mửa cả màu hoa
Anh nhìn đâu cũng thấy điều đã quá nhiều lần nhìn thấy
Cả những con người cũng lặp đi lặp lại thành thiu chảy
Anh quên dần k niệm về sự mát tươi
Bất cứ cái gì cũng giống như miếng thịt hộp đã ôi
Có lúc anh căm hờn bọn làm tâm hồn anh chưa non mà đã cỗi
Bỗng sằng sặc cười lên: cả sự căm hờn cũng cũ rồi, già nua hàng triệu tuổi
Trong tay một cô gái tóc vàng một đêm anh tưởng mình khám phá lại tình yêu
Sáng mù sương dậy não nề thấy những cái hôn con gái
Cái thực chất đang còn phải sáng tạo ra cùng thời đại
Cho đến nay người con gái chỉ là thần tượng đẹp não nùng của kẻ bị trị đầu tiên
Thần tượng dần dần được bôi nước hoa, choàng lụa mỏng và bắt buộc phải làm duyên
Sự chuyên chính độc ác trên trái tim đàn ông là biểu hiện oái oăm lộn ngược của quỵ luỵ
Những người tự xưng là phái khoẻ đặt bày ra cái gọi là nữ tính giàu xúc cảm, hay đổi thay, yếu mềm, uỷ mỵ...
Sau hai triệu năm người, sóng đại dương còn thủ thỉ mỗi ban mai cũng đã mốc meo
Hàng triệu tuổi trẻ như anh mỗi anh đều cô đơn như một sinh vật từ chòm sao Thiên Nga đầu thai lại
Trời, đất, cây, người đối với anh đều xa, lạ, khác
Anh tự biết mình là tính chất của rỗng không
Mà gân anh săn mà máu anh hồng

4

Và anh nữa người đồng chí đến với chúng tôi từ đám bụi tinh vân siêu thực
Cất tiếng hót của con chim bay đến đỉnh cao sau khi đã lượn rà miệng vực
Anh mất nửa đời người để tìm gặp anh em
Có phải bây giờ anh mang đánh đĩ cả lòng tin
Những đứa nào đã nhuộm máu tim anh không đỏ nữa
Để trước mặt anh và trong anh đảng mặt trời thôi thắp lửa
Gió hết cay đắng hết ngọt ngào khi thổi vào từ vịnh cửa vi-la
Có còn nhìn thấy gì đâu khi nhìn đời từ trong ấy nhìn ra

II. 4000 NĂM NHÂN ĐẠO

1

Mắt thợ nhuộm từng quen 40 màu đen nhưng chưa thể thấy màu đen của đau thương ta được
Từ đáy vực khổ đau, ta vùng lên, dữ và hiền như nước
Ta nhìn đời từ kẽ nhắm của một cây bá đỏ miền Nam
Sau những lưỡi lửa quái đản rùng rùng của đám cháy na-pan
Trên mặt trận ra-đa kẻ địch gây nhiễu loằng ngoằng tưởng chừng như rối mắt
Ta đã tập trong một giây chỉ ra đúng cái mục tiêu cần đuổi bắt
Giữa ngã tư Bảy Hiền, trên Long Biên đưa võng, trong thung lũng A-so
Máu ta chảy thắm hồng và ta tìm thấy thước đo
Đo ánh sáng của tự do độc lập
Đo bóng đêm khi bỗng tắt mặt trời
Đo mỗi người và đo từng dân tộc
Ai tấn công và ai kẻ thoái lui
Đo cái được, đo tận cùng cái mất
Đo nỗi đau, đo được cả niềm vui

Như viên đạn, như quả cà, cái thước đo giản đơn và chân thật
Hay tám vạn nghìn tư gì cũng mặc
Không kiên cường đánh m chẳng nên người

Ta nhìn đời từ lỗ đạn thù xuyên ngực người ta yêu còn đẫm máu
Ai hơn ta có quyền thiêng liêng được nung nấu căm hờn
Mà ta thấy cả màu hồng của cảm thông trong ngày mai hồn hậu
Trên lòng căm ta sống với tình thương
Đúng, ta bắn pháo vào mặt mày ở Đà Nẵng, Huế và Sài-gòn ta nữa đó
Mày còn ngồi rốn kia nhưng rồi mày cuốn vó cút đi thôi
Ta sẽ về hàn cả vết thương của một nhành cây nhỏ
Bom B.52 rú cái chết từ họng con quỷ già hoảng sợ
Tên lửa ta gầm hiên ngang những tiếng nổ con người

2

Ta có cách nằm Lê Hồng Phong hát niềm tin trong bóng đêm hầm cầm cố của quan tài Côn-đảo
Cách ngồi Nguyễn ðức Thuận trên thuyền giặc doạ đem dìm ung dung nhìn trăng sáng trong xanh
Cách chạy em ðuốc sống lao vào kho đạn địch cháy bừng lên như một bình minh
Cách bổ nhào Tô Vĩnh Diện lấy xương thịt của hy sinh chèn đứng pháo
Cách ngã Phan ðình Giót lấp lỗ châu mai bằng sắc máu
Cách bị trói Nguyễn Văn Trỗi gót dẫm đầu bầy hung bạo hành hình
Cách nhìn Nguyễn Viết Xuân nhằm thẳng bắn quân thù đầy căm hờn tỉnh táo
Cách quỳ lão dân quân hạ con ma siêu âm bằng cây súng bộ binh
Cách đứng cô gái gẫy hai chân tự buộc vào tường bắn xe tăng trong đường phố bão
Cách sờ người mẹ mù đêm đêm sờ vóc con mong chóng đến ngày con đủ sức trường chinh
Cách cái sống Việt Nam bốn nghìn năm nhân đạo
Rực rỡ khắp đất này, ngay từ lòng sâu của địa đạo Vĩnh Linh

3

Ta có những trang Kiều Lý Tự Trọng đọc say sưa trong xà-lim án chém
Màu đỏ tươi quả táo Bác Hồ cho em bé mắt xanh trên đường phố Pa-ri
Tiếng gọi: “Thằng Ba đâu, vào uống nước” bà mẹ nghèo gọi anh Lê Duẩn bên dòng kênh khu tám
Cách nói Nguyễn Chí Thanh: hai mươi vạn Mỹ vào à, đánh vỡ mặt nó đi
Đôi dép lốp trên đài chủ tịch trong lễ mừng ngày mồng Hai tháng Chín
Phủ Toàn quyền xưa rộng mở đón gót hồng của các cháu thiếu nhi
Hội nghị giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt giữa thủ đô khi loa báo máy bay thù đang đến
Những buổi bàn về quy hoạch 20 năm vẫn điềm nhiên nhóm họp rất đúng kỳ
Gió Hồ Tây mang dạ hương đêm đêm dịu dàng như ước hẹn
Hoa phượng cháy lên rồi ba vạn em lớp mười đang sửa soạn vào thi
Tập thơ lãnh tụ ta ngồi đọc trong hoàng hôn màu tím
Như mùa thu như ngọn sóng như cánh buồm lên tiếng gọi ta đi

III. NGƯỜI

1

Ta đánh quỷ nên ta lầu thuộc quỷ
Và sâu hơn, thành tri kỷ con người
Cao thượng người xấu xa người là thế
Lời của lòng và câu mẽ đầu môi

Cái sức mạnh diệu kỳ trong giọt lệ
Sự chùn gân che bằng vẻ ra oai
Lối chiêng trống để phô trương ầm ĩ
Sự bình yên thủ thỉ biết đêm dài
Kiểu vỗ ngực nói những trời những bể
Cách khiêm nhường lặng lẽ gánh hai vai

Ta đánh Mỹ xây đời trong một thể
Sức bên trong và cái thế bên ngoài
Thu nhận lấy vốn ngàn muôn thế hệ
Để tươi non tuổi trẻ của ngày mai

2

Mỗi đơn nguyên người là một phức hợp thiên tài của những gì kỳ lạ nhất
Một dải Ngân hà với khoảng không thăm thẳm đen và vô số tinh cầu ngời ngời trong vắt
Cái trên trời ta đáng nhìn đáng gặp là những vì sao
Không gian đen mở, con đường vũ trụ để ta vào

Ta đã thấy trong con người ôi biết bao bẩn thỉu
Nỗi đau trong ta những đêm dài nặng trĩu
Đường phố thân yêu như cũng thiếu tâm hồn
Ta ghê tởm ta căm thù ta đấu tranh và ta hiểu
Sức vươn người cao đến triệu lần hơn

Mỗi con người già trẻ gái trai bọn qu phố Ôn mong đầu độc
Sẽ vươn lên như vẫn mọc mặt trời
Rừng hoang dại châu Phi bãi biển dừa châu Úc
Sẽ ngân vang hợp khúc của niềm vui
Những ô uế Mỹ Âu người sẽ lọc
Như cô gái sông Hương thơm mát nhu hoa nhài

Ta nhìn trời đêm nay và ta đọc
Những dòng sao rạo rực báo ngày mai

5-1969

MỘT MÙA THU KHÔNG BIẾT SỚM HAY CHIỀU

1

Ngọt ngào như hoàng hôn Hồ Tây
Trời này ai dám bảo vừa đánh giặc trưa nay

Bình thản như phố Mai Hắc Đế
Giữa phố bom sập nhà, đầu phố xếp hàng mua cá bể

Mênh mông như khi tiếng trẻ vắng rồi
Sân trường im tưởng lá cũng ngừng rơi

Ồn ào như bến phà đôi sông Nhị
Trai gái khu nào đêm nay đi thế nhỉ?

Thân quen như hàng phượng vĩ đường Thanh Niên
Ta chặt rồi, để dựng pháo ta lên

Hò hẹn như nhà thuyền Bảy-mẫu
Khoang thuyền rộng, gió lùa trăng đến đậu

Êm đềm như đường Khúc Hạo mùa thu
Giữa thủ đô, nghe vẳng tiếng chim gù

Hiên ngang như lá cờ trên đỉnh tháp
Cầu Long Biên rung lên theo nhịp hát

Hào hoa như một căn gác Hàng Đào
Sáng thoa phấn nắng trời, chiều cài tóc ngôi sao

Hà Nội chăng? Phải đâu nào Hà Nội
Hãy cùng quê ta chăn gối chung nhau
Chân trời xanh và gối đất mỡ mầu
Hờn giận chờ mong ngọt ngào cay đắng

Không đếm nữa những chiều mưa trưa nắng
Mỗi quả bàng lá phượng cũng thương yêu
Một mùa thu – không biết sớm hay chiều
Hà Nội sẽ ghé tai mình nói nhỏ
Chỉ lòng phố với lòng người nghe rõ...


2

Hà Nội không có sự ngạo nghễ của tháp Ép-phen
Một Đờ-gôn bằng sắt thép mặt vênh lên

Hà Nội không có sự hợm mình của Hoa-thịnh-đốn
Ngổn ngang nhà chọc trời như một chồng va-li lộn xộn

Hà Nội không có sự đường bệ của Lầu Quốc hội Luân-đôn
Phớt ăng-lê như gạch đã không hồn

Hà Nội không nên thơ kiểu mùa đông thành phố Béc
Trắng đất trắng trời trắng người trắng tuyết

Hà Nội không có sự làm duyên làm đẹp
Của Kô-na-kry Xe Tây ðức trôi trên đường nhựa phẳng lì

Hà Nội có cầu Long Biên từng thấy bọn thực dân len lén cút
Nhà xí Thu Khuê bắt sống phi công hạng "Át" Huê Kỳ
Đường trắng cong thanh của tên lửa giữa bầu trời xanh biếc
Nóc nhà ba tầng thiếu cần vô tuyến truyền hình nhưng có khẩu đội ba mươi bảy ly
Trời thắm như người và cũng như người rất nồng nàn tha thiết
Hà Nội giống hệt những lần Nguyễn Chí Thanh sắp từ biệt ra đi...

Hà Nội không hay nói đến chiến tranh cả khi đánh quân thù chết khiếp
Những hàng thợ may mùa thu này càng cắt hẹp đáy lưng ong
Người con trai đi lính pháo sau khi bỏ mái đầu đít vịt
Mười lăm trận đánh rồi mà thư xin lỗi mẹ viết chưa xong

Bạn bè xa chỉ nghe đài tưởng phố phường đây đến hơi người cũng hết
Nào biết đêm đêm quanh Hồ Gươm tuổi trẻ vẫn đi vòng

Ta không căm thù mà thương hại cái ngòi bút phương tây nào đã viết
Hà Nội như một ngoại ô bị bỏ quên trong thế kỷ hai mươi
Điện vàng vọt, nhà lè tè, và cuộc đời hình như chật hẹp?

Từ lịch sử vươn lên thành phố thép
Hà Nội sáng giữa năm châu như một mặt trời
Loài người soi vào Ba đình thấy tầm vóc mình cao đẹp
Sông Hồng hát bài ca của lương tâm và vinh dự con người

Hà Nội của ta là cô gái hai mươi cuối một mùa hoa điệp
Lên đường xa còn bâng khuâng chưa biết hẹn gì ai...

9-1967

MỘT CHÚT HƯ KHÔNG MỘT CHÚT ĐẦY


  1. Năm mới tặng ta điều gì mới
    Hình như gió lộng thổi từ mây
    Ta tặng điều gì cho năm mới
    Một chút hư không một chút đầy
    Đăm chiêu đem gửi theo thư thái
    Đổi lấy một ánh nhìn thơ ngây
    Dằn vặt thả bay vào thoải mái
    Nhận về một niềm vui cầm tay
    Từng ngày từng ngày lại từng ngày

    2

    Thấy đã đủ bao xấu xa tồi tệ
    Một đời người giàu thế những nỗi đau
    Gặp đã nhiều những tấm gương sáng thế
    Hành trình xa sóng gió vỗ mạn tàu
    Tóc bạc phơ chưa đến được chiều sâu

    3

    Gieo trồng sẽ đến mùa gặt hái
    Thịnh vượng một màu xanh rừng cây
    Ai người nhận biết lòng khảng khái
    Nguời dân trên giải núi sông này

NỖI ĐAU TRÁI ĐẤT

Một vì sao tỏ hay mờ cũng làm ta thao thức
Mặc kệ được sao một nỗi đau người
Hãy đợi bao giờ ta mang cục chì trong lồng ngực
Cũng chưa biết chừng! Tâm hồn ta còn rạo rực chưa nguôi

Có đêm ta mơ tưởng đến những vùng cách đây mấy nghìn năm ánh sáng
Những thế giới thiên hà không ngừng nở giãn tách xa nhau
Nơi vật chất đến tận cùng pha loãng
Một chút hơi ta sưởi ấm lớp tinh cầu Tâm tư ta vùng vẫy giữa không gian và thời gian không đầu không cuối
Ta phá tung định kiến sai lầm chiều dọc với chiều ngang
Bay, bay lên, ôi vô cùng sảng khoái
Vươn hết mình trong vũ trụ hồng hoang

Ta sẽ chết ngạt giữa một thiên đường riêng bó chặt trong cái khung biên giới
Cảnh thần tiên mà chật hẹp thì không đáng gọi là thần tiên
Hồn ta khát những khoảng không mênh mông sâu vời vợi
Cho một lần mặc sức nỗi đau người trùm lên cõi vô biên
Ta bay đến những phản-thế-giới, nơi mọi quá trình đều lộn ngược
Thời gian đảo dòng, sau là quá khứ mà trước lại tương lai
Những nỗi đau vẫn rất đau, không sao chuyển thành niềm vui được
Hay chính ngay từ bên trong nỗi đau trái đấtđã vui rồi?

Ta bay đến những miền hạt cơ bản thưa như vết chân lạc đà giữa sa mạc vắng
Không gian đen, không có tiếng người để nói lên chất vũ trụ của màu đen
Ta thả vào trong đêm nỗi đau như một con thuyền im lặng
Bỗng chói loà hào quang, nỗi đau cháy thành một mặt trời hình đoá hoa sen
Ta để lại chút đau, làm thành một thái dương hệ mới
Rồi quên đi. Năm nghìn triệu năm sau
Đoàn thám hiểm thấy mặt trời nên rủ nhau ghé lại
Chỉ thấy những đợt sóng vui dâng trên những đại dương màu...

               *

Trái đất của ta, hạt bụi li ti mà ta yêu quý thế
Ôi cuộc đời người, vui đến cả khi đau
Chỉ miễn là chẳng bao giờ: Mặc kệ
Ta sống say mê mỗi bình minh như thể sớm mai đầu

1965 

TA CHỜ MÌNH, CHÍNH MÌNH CHỜ TA ĐẤY
Tám giờ sáng ngày hăm bảy tháng tư năm sáu chín
Từ ngã tư bờ hồ đến ngã năm Cửa Nam
Trời rực rỡ cái màu vừa nắng đến
Sắc nắng lượn bay ửng hồng phơt tím lại ngời lam
Đường phố như chiếc ống vạn hoa giàu đột biến
Từng phút vụt đổi thay những cảnh huy hoàng
Ô hôm nay ta bỗng nhìn thấy màu của tiếng
Trẻ nhỏ tiếng màu xanh, xe điện tiếng màu vàng
Nhịp guốc đi đỏ màu mận chín
Còi ô-tô đen nhánh màu than...
Ta đi giữa hai bờ hàng quốc doanh và hợp tác
Tiếng những người qua đường màu ánh sáng trong veo
Ta đi theo một nhánh của sông Hồng xe đạp
Màu những đôi mắt không quen ngân khúc hát tình yêu
Ta lắng nghe mỗi chiếc áo hoa chẽn hẹp
Âm vang những trận pháo rửa thù quân giặc chết thiêu
Ta ngắm nhìn từng đôi, từng đôi dép lốp
Lấp lánh những cuộc hành quân không tính sớm chiều

Ta đi giữa sự phì nhiêu đường phố
Gặp ngày mai đang thở đang cười
Sự sống như một chàng trai vạm vỡ
Áo cộc mùa hè chật quá bục trên vai

Toé lên một bãi cười
Hai cái đít vịt ở tầm cao một mét sáu mươi
Nhe bốn lần mười cái răng giữa phố

Cô gái nào kia dáng chuyên cần thanh nhỏ
Thoáng nhìn lên hẹp cả khoanh trời
Trong chớp mắt hè đường như nín thở
Vẳng từ xa, xa, xa, rất rõ một hồi còi
Bỗng bùng ra từ một ngã tư mấy vành mũ tai bèo như tiếng nổ
Tiền tuyến xa và ngay giữa phố này thôi.

Buổi sáng tháng tư sống tươi như cá quẫy
Hai mươi nhăm năm xưa từng là ngày mai
Ta chờ mình, chính mình chờ ta đấy
Trong xà-lim rệp quấy những đêm dài
Buổi sáng tháng tư như tâm tình chín dậy
Rất yêu mình như vậy, phố hè ơi

4-1969

BẾN
Đi trong Hà Nội như đi với người yêu
Bất ngờ về chính mình sao có nhiều đến thế
Những góc tâm hồn mới mẻ
Những mái nghèo lặng lẽ gánh lo toan

Cái màu xanh trời thu rất ngoan
Cứ đậm nhạt theo vui buồn thành phố

Người con gái vạt quần thêu rồng múa
Đường lượn hồng quấn quít bắp chân thon

Người con trai đỏm dáng áo bò sờn
Có một thoảng lai Tây vờn sóng tóc

Chiều nhá nhem giọng con buôn mời mọc
Anh là ai đầu dốc phố đông này

Đi trên đường không thiết đến nhìn cây
Quên ô môi quên cả bầy em bé
Những ngày mụ người đi trong giằng xé
Bao rối ren trì trệ ám đêm ngày

Bão lụt về triệu tấn thóc buột tay
Người còn đói giá giữ sao đừng vọt
Chuyện tiếu lâm tha hồ phun ngọt sớt
Nọc đọc dần ăn bợt cả hồn em

Lúc nhập nhằng lẫn lộn đỏ và đen
Người ta nhạo niềm tin là hài hước
Giọng khinh bạc lớp trẻ măng cũng thuộc
Chửi sướng mồm là mốt ở đầu hè

Lúc chân trời điên đảo hoả che
Bầy quỷ dữ muốn đè lên thế giới
Những học thuyết phòi ra như nấm dại
Bọn nhân danh hiện đại rúc xuống bùn

Ảo ảnh tàn như một cái áo thun
Bai rộng hoác và cũ mòn cả sợi
Những đồ cổ tự khoe là của mới
Đám thiêu thân hớt hải chết trong đêm

Hà Nội ơi anh lại đến cùng em
Thuở tình yêu bùng lên như suối lửa
Mùa thu gọi bao lần không nhớ nữa
Đất âm vang nức nở dưới chân người

Lòng bồi hồi khắc khoải mãi không nguôi
Từng tin vui bùi ngùi chiu chắt lắm
Nỗi đau buốt có một mùi máu mặn
Tia mắt em thăm thẳm cánh rừng xa

Người đồng đội trọn đời trong thế bắn

Hạnh phúc đến như cánh cò lận đận
Rũ sương đêm trên bến nắng sông Đà