Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Bài thuốc Thốc kê hoàn và vài bài khác


Sự tích rượu thuốc “Thốc kê hoàn”

Bài thuốc này ra đời khá lý thú và kỳ bí. Chuyện xưa kể rằng: Võ Tắc Thiên là người rất mạnh mẽ trong sinh hoạt tình dục. Sau khi vua Cao Tông mất bà rất buồn phiền. Thiên Kim công chúa đã nghĩ cách làm cân bằng âm dương trong người Võ Hậu bằng hấp thụ dương khí để bổ âm khí thì bà sẽ hết buồn phiền. Võ Hậu cười và đồng ý cách của Thiên Kim công chúa. “Linh dược” đó là điều Phùng Tiểu Bảo khỏe mạnh vào cung phục vụ tính phóng đãng của Võ Hậu...

Đến những năm Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý đã giảm, bà cho mời ngự y đến để nghiên cứu, tìm thuốc “hồi xuân”. Ngự y đã tìm và chế thuốc mang dâng Võ Tắc Thiên. Ông tâu rằng sau khi uống thuốc xong chỉ trong nháy mắt là có thể hưởng được lạc thú của tuổi thanh xuân. Từ đó ngày nào Võ Hậu cũng dùng thuốc hồi xuân và hiệu quả thật bất ngờ...

Chuyện còn kể rằng thời đó có quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi chưa có con vì bất lực, ông đã dùng bài thuốc “Hồi xuân” mà sinh được 3 con trai. Từ đó ông không dùng thuốc nữa. Số thuốc chưa dùng hết ông bèn vứt ra vườn, ai ngờ có con gà trống chạy đến mổ thuốc ăn sạch. Ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay. Vừa đạp vừa mổ đầu gà mái và gà trống dính liền trên lưng gà mái mấy ngày liền không xuống, làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế có tên Thốc kê hoàn (thốc là trọc đầu; kê là gà; hoàn là viên).

Thốc kê hoàn

 Gồm các vị thuốc sau: Nhục thung dung 40g, Ngũ vị tử 30g, Viễn chí 40g, Xà sàng tử 25g, Chỉ thực 25g, Tục đoạn 40g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc dùng nước hồ gạo hòa tán nhuyễn làm viên dùng dần. Mỗi lần uống 12g với nước nguội có hòa ít rượu để dẫn thuốc nhanh, uống buổi sáng lúc đói và buổi tối trước khi đi ngủ một tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, xin giới thiệu hai bài rượu thuốc gia truyền

- Thần tiên tửu:

Đây là bài thuốc bí truyền lâu đời gồm các vị: Sa sâm 20g, Phục linh 12g, Bạch truật 8g, Cam thảo 6g, Thục địa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Đương quy 16g, Cao hổ cốt 8g, Lộc giác 8g, Câu kỷ tử 8g, Đại hồi 6g, Thương truật 8g, Mộc qua 8g, Khương hoạt 8g, Độc hoạt 8g, Ngưu tất 8g, Đỗ trọng 8g, Tục đoạn 8g, Tần giao 8g, Trần bì 8g, Đại táo 8g, Nhục quế 4g, Đào nhân 8g.


Cách  làm : Hai mươi tư vị này ngâm với 2 lít rượu ngon, để 7 ngày đêm, rồi lọc rượu ra. Dùng 120g đường phèn nấu với nửa lít nước, để nguội đổ vào rượu thuốc đã lọc mà uống. Lại ngâm tiếp lần thứ hai như trên. Thời gian ngâm lần thứ hai phải để một tháng mới lọc để dùng.

Tác dụng: Bồi bổ thần kinh khí huyết, tăng cường sinh lực, tăng tuổi thọ, chữa thận yếu, liệt dương, liệt nửa người. Khi giao hợp uống 3 ly con không biết mệt. Đặc biệt bệnh nhân hấp hối sắp chết, uống vào có thể sống thêm 24 giờ.

- Thung dung xà sàng tửu:

Gồm các  vị vị thuốc sau : Nhục thung dung 32g, Ngũ vị tử 32g, Sơn thù du 32g, Sơn dược 32g, Phục linh 32g, Rượu 2 chai, Đường phèn 200g,

Cách làm : Giã thuốc vụn, ngâm rượu 50 ngày là dùng được. Nam nữ đều dùng.

Tác dụng: Làm khỏe nội tạng, tiêu hết mệt nhọc, hồi xuân bất lão, làm mạnh sinh hoạt vợ chồng.

Nhục thung dung làm cường tinh, bổ huyết, lọc máu, làm mịn da, giảm đau nhức. Ngũ vị tử làm cơ thể mạnh khỏe, chống suy nhược, phục hồi sức thanh xuân, đẹp da, trị ho, làm khỏe tỳ vị.

Sơn thù du làm cường tinh, hồi xuân, trị âm hư, hay ra mồ hôi trộm, lợi tiểu, mạnh gân cốt, mật.

Sơn dược làm cường tinh, trường thọ, hạ nhiệt giảm đau, trấn tĩnh tinh thần, thải các chất độc trong cơ thể.

Phục linh là thuốc cường tinh, phối hợp với các vị khác làm hiệu quả hồi xuân rất cao, mạnh tâm, lợi tiểu, trấn tĩnh tinh thần, trị váng đầu, phù thũng tay chân.


L/Y Minh Chánh - SK&ĐS
Nguồn: Cây thuốc quý
------------------ 
Xem thêm theo đường dẫn sau:
http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/than-duoc-hoi-xuan-giup-vo-tac-thien-80-tuoi-van-sung-man-tinh-duc-3411360.html 

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Nói về HAM HỌC


Chợt nhớ mấy câu:
Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. 
Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. 
Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. 
Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. 
Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. 
Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

Lên mạng tìm thì thấy bài này:

KHỔNG TỬ NÓI

“Khổng Tử nói: Này ngươi Do [tên tục của Tử Lộ: Trọng Do], ngươi có nghe về sáu đức tính, và sáu điều che lấp hay chưa?

Thưa rằng: Chưa hề.

Hãy ngồi lại đây ta bảo cho biết: Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

“Khổng Tử nói: Người quân tử có ba điều phải răn ngừa: Lúc còn trẻ, huyết khí chưa ổn định, cần răn ngừa về nữ sắc. Tới khi tráng niên, huyết khí đang mạnh, cần răn ngừa về ham tranh đấu. Tới lúc già, huyết khí đã suy, cần răn ngừa về ham được hơn người”

“Khổng Tử nói: Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân”. (Luận ngữ, XVI:8).

“Khổng Tử nói: Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”. (Luận ngữ, II:14).

“‘Khổng Tử nói: Người quân tử trầm tĩnh an hòa, kẻ tiểu nhân phập phồng âu lo”. (Luận ngữ, VII.36).

“Khổng Tử nói: Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”. (Luận ngữ, XIII:26).

“Khổng Tử nói: Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người”. (Luận ngữ, XVII:20).

“Khổng Tử nói: Người quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân về hùa với mọi người mà không hòa với ai”. (Luận ngữ, XIII:23).

“Khổng Tử nói: Chẳng lo không có địa vị, chỉ lo sao không đủ tài đức để được địa vị đó. Chẳng lo không ai biết tới, chỉ mong làm thế nào đáng cho người đời biết tới”. (Luận ngữ, IV:14).

“Khổng Tử nói: Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên người quân tử”

“Khổng Tử nói: Người quân tử làm việc vì thiên hạ, không nhất định phải như thế này mới được hoặc như thế kia là không được, cứ hợp đạo nghĩa mà làm”. (Luận ngữ, IV:10).

“Khổng Tử nói: Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới nhà đất. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ”. (Luận ngữ, IV:11).

“Khổng Tử nói: Nương theo điều lợi mà làm, ắt bị nhiều người thù oán”. (Luận ngữ, IV:12).

“Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân”. (Luận ngữ, XIII:19).

“Khổng Tử nói: Ngươi Dư [Tể Dư, học trò của ngài] quả thật là kẻ bất nhân! Ðứa con sinh ra tới ba năm cha mẹ mới thôi ẵm bồng. Ôi, để tang ba năm là lệ thường của mọi người. Ngươi Dư có chịu ơn cha mẹ thương yêu trong ba năm không đấy?”

Tử Lộ nói: Giả dụ vua nước Vệ nhờ thầy sửa việc chính trị thì thầy định làm việc gì trước?

“Khổng Tử nói: Ắt là phải sửa cái danh cho chính.

“Tử Lộ nói: Có đúng vậy không? Thầy nói thiếu thực tế rồi. Sửa danh cho chính để làm gì?

“Khổng Tử nói: Do ơi, ngươi quê mùa quá! Người quân tử điều gì chưa biết thì khoan nói vội. Nếu danh chẳng chính thì lời nói chẳng thuận; lời nói chẳng thuận thì công việc chẳng thành. Nếu công việc chẳng thành thì lễ và nhạc chẳng thịnh. Nếu lễ và nhạc chẳng thịnh thì hình phạt chẳng đúng. Nếu hình phạt chẳng đúng, thì dân chẳng biết chỗ nào đặt tay chân. Do đó, khi người quân tử xưng danh, danh ấy phải xứng đáng với phận của mình; người quân tử rất dè dặt trong lời nói, không tùy tiện nói theo ý thích của mình”.

“Khổng Tử nói: Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng. Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta. Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Khổng Tử nói: Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại. Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích. Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng túng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Tử Cống hỏi rằng: Thầy có câu châm ngôn nào để suốt đời làm theo chăng?

“Khổng Tử nói: Ðó là chữ ‘lượng thứ’ chăng? Ðiều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác” [Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân]. (Luận ngữ, XV:24).

Một số từ tiếng anh theo chủ đề



Thiên nhiên

+ moon /mu:n/ => mặt trăng

+ air /eə[r]/ => không khí
+ volcano /vɒl'keinəʊ/ => núi lửa
+ field /fi:ld/  => cánh đồng
+ mountain /'maʊntin/  => núi

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017