Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN: CÂU CHUYỆN SỮA HỌC ĐƯỜNG ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI Ở HÀ NỘI


Chuyên mục đọc báo giùm bạn hôm nay nói về câu chuyện Sữa học đường đang được Hà Nội triển khai.
1-Nội dung chương trình sữa học đường đang được triển khai tại Hà Nội:
Bài trên báo Giáo dục cho biết như sau:
“Ngày 5/7/2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06 Quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chươngtrình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng.
Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%.
Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%.
Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.”
Bài báo dẫn lới ông Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phạm Xuân Tiến nói:
“Nhà sản xuất nào trúng thầu thì phải đảm bảo tập huấn đến tất cả giáo viên về quy trình cho các em học sinh uống sữa, sau khi uống xong thì xử lý vỏ hộp đó thế nào để đảm bảo vệ sinh, thu gom ra sao”
Xem bài tại đây
-Về con số 20%  doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ, tác giả Hồng Thủy nói: “nếu "doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%" nhưng lại tính trên giá bán lẻ của sản phẩm, thì thực chất khoản "hỗ trợ" này chỉ là chi phí bán hàng doanh nghiệp phải bỏ ra;”
Xem bài tạiđây
2-Về tình trạng suy dinh dưỡng có liên quan đến đề án sữa học đường, vẫn tác giả Hồng Thủy phân tích trên trang giaoduc.net.vn như sau:
“Theo kết quả điều tra 30 cụm trên toàn quốc năm 2016 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%
Đó là con số bình quân trên cả nước, nhưng Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, có lẽ tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng sẽ thấp hơn. 
Cứ tạm cho là tỉ lệ trẻ duy dinh dưỡng ở Hà Nội tương đương mặt bằng chung của cả nước, thì tối đa cũng chỉ 24,3%
Nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố cho toàn bộ trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học trên địa bàn Thủ đô tham gia chương trình sữa học đường.
24,3% của 1,3 triệu học sinh, rơi vào khoảng 315.900 em là thực sự cần quan tâm, cải thiện dinh dưỡng. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa tính đến tình trạng trẻ em ngày càng béo phì.
Báo Hà Nội Mới ngày 19/10/2017 cho biết, tỷ lệ trẻ béo phì ở khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên 50%, tại Hà Nội khoảng 41%.”
Với tiểu mục: Đề án nhân văn có thể bị lợi dụng, biến tướng
Bào báo tiếp tục phân tích: “1,3 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên sản phẩm sữa tươi hàng ngày có lẽ là mơ ước của bất kỳ nhà cung cấp nào.
Bởi theo tính toán của chúng tôi, nếu doanh nghiệp nào trúng thầu cung cấp sữa học đường cho Hà Nội, doanh thu tối đa 1 tuần có thể đạt bình quân: 1.302.221 x 5 hộp x 6.875 = 44.763.846.875 đồng / tuần.
Nếu bán qua kênh phân phối thông thường họ phải bỏ chi phí bán hàng từ 10.295.684.781 đồng / tuần đến 14.324.431.000 đồng / tuần, với chi phí bán hàng dao động trong khoảng 23% đến 32%, có thể hơn hoặc kém, tùy doanh nghiệp.
Hiện tại theo đề án sữa học đường được phê duyệt, thì doanh nghiệp "hỗ trợ 20%" trên giá bán lẻ, tương đương chi phí bán hàng / 1 tuần họ chính thức bỏ ra nếu trúng thầu, là 8.952.769.375 đồng.
Như vậy, con số chênh lệch chi phí bán hàng giữa kênh truyền thống với trúng thầu đề án của thành phố Hà Nội có thể lên tới 1,3 tỷ đồng / tuần đến 5,37 tỷ đồng / tuần;
Tất nhiên là con số này chỉ có thể đạt được với điều kiện lý tưởng, Hà Nội huy động được 100% học sinh mẫu giáo và tiểu học tham gia.
Đọc bài tạiđây
3- Về tự nguyện tham gia chương trình, bài trên DanTri có tiêu đề: “Sữa học đường: Đừng để phụ huynh bị ép tự nguyện”
“Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, tinh thần của chương trình là tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia. Phụ huynh có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào muốn”
“Một phụ huynh có con đang học tiểu học tại quận Hà Đông cho biết, vài hôm trước, trên nhóm chat của lớp, cô giáo chủ nhiệm (GVCN) thông báo về Chương trình sữa học đường.
Trong tin nhắn của giáo viên này gửi đến các phụ huynh, một số lớp khác có số học sinh tham gia gần 100% sĩ số lớp. Và nếu lớp này không tham gia đầy đủ, nghĩa là cô chưa hoàn thành công tác chủ nhiệm.”- xem bài tại đây.
Cũng nói về tự nguyên, bài trên trang VnExpress của tác giả Thanh Hằng có khá nhiều ý bức xúc, mở đầu bằng câu chuyệ của một phụ huynh: “Tôi vừa ký đồng ý cho nó uống sữa học đường rồi” - bạn tôi thông báo, vẻ mặt đầy chấp nhận. Cô bảo, sau một thời gian bị “vận động”, mệt mỏi quá, thôi thì cô ký cho nhanh, để con đỡ phải làm “học sinh cá biệt”. Vận động ở đây nghĩa là những phụ huynh chưa ký phiếu thì sẽ được cô giáo thuyết phục: "Gia đình suy nghĩ thêm đi", "Cả lớp uống mà một số con không được uống thì con tủi thân", "Uống sữa thì tốt cho con mà"… Vừa ngại vừa nể, nên đa số phụ huynh đành ký cho xong dù trong lòng còn bao dấu hỏi.”
“thôi thì đã xác định cho con học trường công là phải chấp nhận hết những chính sách, giống như đã từng chấp nhận rất nhiều điều khác: góp tiền lắp điều hòa, tiền mua máy chiếu; đóng tiền học tiếng Anh liên kết với trung tâm bên ngoài... Nhưng việc uống sữa này, dấy lên nhiều băn khoăn hơn cả, vì nó trực tiếp liên quan đến sức khỏe của con.
Có mấy bằng đại học, đọc nhiều sách dinh dưỡng, vị phụ huynh “đã ký giấy uống sữa” tâm sự, thật lòng thì cô không muốn cho con ăn, uống bất kỳ cái gì ở trường mà cô không được biết về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt là với sữa thì ngày sản xuất còn quan trọng hơn hạn sử dụng. Đọc thông báo của trường, sau một dãy dài các văn bản trích dẫn về tính pháp lý của chương trình này, các phụ huynh rất băn khoăn khi chỉ có một câu duy nhất nói về chất lượng sữa, rằng: “Sữa được dùng trong chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế”.
“Thế nhưng cô bạn tôi, sau nhiều năm đọc các tài liệu cả Đông lẫn Tây, vẫn đành phải ký giấy đồng ý cho con uống sữa ở trường như nhiều phụ huynh khác. Ở lớp đó, tỷ lệ các cháu uống sữa học đường đã được quy thành một loại “chỉ tiêu”, một loại thành tích; cũng giống như mọi chỉ tiêu khác đều được thể hiện bằng con số. Bất kỳ con số nào dưới mức hoàn thành kế hoạch, sẽ đều là một bất lợi đối với lớp, với cô giáo, với nhà trường. Mặc dù thông điệp được chính quyền đưa ra là “không ép” nhưng thật khó cho một ngôi trường báo cáo rằng họ không hoàn thành chương trình quốc gia. Thôi thì 600.000 đồng một năm để hoàn thành chỉ tiêu, các bậc phụ huynh đành chấp nhận.”
Nói về việc cải thiện tầm vóc cho trẻ, bài báo nêu: “Chương trình dạy và học thể dục - thể thao trong nhà trường hầu như không có mấy thay đổi trong suốt nhiều năm qua, chủ yếu vẫn là tập đội hình, đội ngũ và vận động cơ bản, với thời gian rất hạn chế. Một yếu tố quan trọng khác để cải thiện tầm vóc là giấc ngủ của trẻ, thì ngày càng bị “ăn lẹm” một cách thảm thương, do chương trình học đè nặng. Chỉ bằng việc uống thêm một hộp sữa nhỏ mỗi ngày, không có mấy cải thiện về vận động hay giấc ngủ, thì mục tiêu “góp phần tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5-2cm so với năm 2010” quả là một cái đích đáng hoài nghi.”
– Xem bài tại đây
4-Ý kiến của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội.
Trang Giaoduc.net.vn có bài báo chạy tít bằng một câu của Phó Giám đốc Phạm Xuân Tiến "Đừng nghĩ nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy,nhầm hết", bài báo có đoạn viết: “Ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh rằng:
"Sở quán triệt tinh thần tự nguyện nhưng rất có thể tam sao thất bản.
Việc truyền đạt thông tin từ hiệu trưởng đến với giáo viên, phụ huynh lại thành bắt buộc.
Cũng có nhiều phụ huynh gia đình có điều kiện cho con họ uống sữa ngoại.
Con các vị có thể uống sữa Mỹ, sữa Úc nhưng chưa chắc đã có thành phần dinh dưỡng mà người Việt Nam cần.
Đừng nghĩ nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy, nhầm hết… Vì sữa này có bổ sung thêm các chất cần thiết cho trẻ Việt Nam như canxi, sắt, vitamin D…”, ông Tiến nói.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng: 
“Sữa học đường thì phải được uống ở trường. Nếu đem về nhà, trẻ vứt vào thùng rác thì sao?
Trẻ hoàn toàn có thể đem vỏ sữa về để bố mẹ biết thành phần, hạn sử dụng, có nhãn mác, tem riêng.
Giáo viên thậm chí phải uống sữa trước các cháu vì nếu có bị gì, các cô bị trước."
Sữa được đưa đến trường, nhập kho, giáo viên phải quản lý việc uống sữa học sinh, hướng dẫn các em học sinh cách xử lý, ép vỏ sữa ra sao...
“Ví dụ như một trường tiểu học ở Hà Nội có số học sinh lớp 1 kỷ lục. Trường này có hơn 4.000 học sinh. Với 4.000 vỏ hộp sữa xả ra một ngày nếu không xử lý thì rác bay ngập trường. Việc xử lý rác rất quan trọng.
– Xem bài tạiđây.
5-Ý kiến của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa 13) nêu ra 6 nhóm vấn đề:
Thứ nhất, đây là chủ trương tốt mà Chính phủ đã ban hành từ năm 2016 nhằm nâng cao thể chất cho học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi bước vào triển khai từng dự án thì rất cần sự minh bạch từ đầu đến cuối, không chỉ minh bạch về giá cả mà phải minh bạch cả về thông tin.
Thứ hai, trên cơ sở điều tra, khảo sát tìm ra được nguyên nhân rồi thì tính đến xem trẻ thiếu vi chất gì. Uống sữa thì tốt rồi, nhưng sự phát triển của các cháu khác nhau, cho nên vấn đề này cần có sự vào cuộc của các chuyên gia dinh dưỡng. 
Thứ ba là với một đề án mang tính nhân văn tốt đẹp như thế thì cũng cần làm rõ xem, chi phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho ai? Có cần hỗ trợ cho tất cả không, người giàu cũng như người nghèo, hay chỉ nên hỗ trợ cho những gia đình thực sự cần?
Thứ tư, liên quan tới đề án này, để đảm bảo công bằng thì cũng phải trả lời cho được: Đơn vị nào tham gia đấu thầu? Đấu thầu bằng hình thức nào? Ai được phép chấm thầu, tổ chức đấu thầu – nhà trường, quận (huyện) hay Sở - vì sao lại là những đơn vị này? Chuyện này lại phải minh bạch ra để dân giám sát. Khi trúng thầu cũng phải công khai minh bạch.
Thứ năm, phải minh bạch về giá của sản phẩm phục vụ đề án này. Làm rõ chuyện này để minh bạch đóng góp của doanh nghiệp thực sự là bao nhiêu? Tất nhiên là doanh nghiệp cũng không thể cho không hàng triệu hộp sữa mỗi ngày, nhưng cần phải thấy đây là một đề án nhân văn, vì vậy mức giá phải được tính toán thấp hơn hẳn so với thị trường vì đã bỏ đi được nhiều khâu trung gian bán hàng.
Thứ sáu, hiện nay có thông tin cho rằng các trường vì thành tích có thể vận động phụ huynh tham gia, cho nên đây là vấn đề tuyệt đối không được phép. Không phải tất cả mọi học sinh đều phải uống sữa hàng ngày. Cũng không phải tất cả học sinh uống một loại sữa, bởi vì có cháu hợp sữa này, có cháu hợp sữa khác, đó là sự thật và vì vậy hãy để phụ huynh thoải mái lựa chọn.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

CÙNG HỌC TIẾNG ANH


            1-    Read to the texts
a/
I’m Walter Bergen and I’m from New York in the USA. I’m thirty- one years old and I’m a doctor. I’m married. My wife’s name is Candy and she’s an architect. She’s thirty-one, too. In this photo we’re on holiday in Florida.
b/
My name’s Meena Kuhmar. I’m twenty-six years old and I’m from Bristol in England, but my parents are from India. I’m a dentist and I’m married. My husband is twenty-seven and he’s an engineer. His name’s Suresh. In this photo we’re in our garden.
c/
My name’s Tim Caldwell.
I’m from Melbourne in Australia. I’m twenty years old and I’m a student. I’m not married. My girlfriend is a secretary. Her name’s Glenda and she’s twenty-two. In this photo we’re with her parents at their house.
     2- Match the texts and the pictures.
        a/ Who are the people in each picture?
        b/ Where are they?

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

THỰC HÀNH YOGA


Thực hành yoga mang lại cho bạn một cơ thể dẻo dai, một tâm hồn tươi trẻ, giữ mãi vẻ thanh xuân. Thực hành yoga đòi hỏi bạn một sự thường xuyên, liên tục, với phương châm “Một sự nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng liên tục sẽ đem lại kết quả không ngờ”.
Thực hành yoga là một tổng thể các vấn đề bao gồm: Luyện thở, thực hành các asana (các tư thế), tập trung tư tưởng và vấn đề nuôi dưỡng.
Về luyện thở thì có rất nhiều hướng dẫn nhưng theo người viết thì điều chốt lại đó là thở bụng. Có thể sử dụng ngay bài vè ngắn gọn, dễ nhớ được một người đắc đạo yoga(1) truyền lại như sau:
“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.
Về thực hành các tư thế thì có tới một triệu bốn trăm tám mươi tư nghìn tư thế để tập luyện. Để cô đặc lại, chặt bỏ bớt đi các cành là rườm rà của cây yoga vĩ đại, một ông thầy(2) đã đúc kết ba mươi hai tư thế. Trang này đã giới thiệu ba tư thế là tư thế hoa sen, chào mặt trờidăm phútcho những người yếu mệt.
Theo tài liệu đáng tin cậy thì bạn có thể thực hiện tư thế chào mặt trời thay cho một buổi tập. Vào những khi vội vã nhưng để đảm bảo rằng bạn vẫn duy trì liên tục các buổi tập yoga mỗi ngày bạn có thể dành dăm phút để thực hiện bài tập chào mặt trời.
Những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi có thể tập dăm phút cho những ngườiyếu mệt, kết thúc bằng ngồi hoa sen. Với các bạn nữ vào những ngày kinh nguyệt hằng tháng thì dù rất muốn duy trì liên tục nhưng vẫn phải nhớ rằng dứt khoát không được tập.
Chế độ nuôi dưỡng có thể khái quát bằng mấy điều sau: ăn chậm, nhai kỹ; luôn luôn nhớ không ăn quá no (không nên ăn quá 80% khả năng ăn của cơ thể); bữa ăn nào cũng phải có rau xanh, rau tươi (salat); mỗi ngày đều ăn trái cây (một quả cam hay chuối, vài múi bưởi v.v…); tránh các loại thức ăn quá kích hoặc khó tiêu; tuyệt đối không dùng rượu, bia, thuốc lá; luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, thanh khiết.
Về các bài tập trung tư tưởng, chúng tôi hy vọng rằng sẽ có dịp giới thiệu với các bạn trên blog này.
Chúc các bạn thành công trên đường THỰC HÀNH YOGA.
--------
(1) Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997)
(2) Philip đơ Meric tác giả cuốn “Yoga thực hành”



Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Người Việt ngậm tăm

Chuyện dân mình ưa ngậm tăm sau khi dùng bữa. Vì thói quen đó được đa số trong cộng đồng chấp nhận, "thực hành" nên đã có không ít người quy nó vào phong tục, văn hóa dù cho các nha sĩ luôn khuyến cáo không nên dùng tăm xỉa răng, như thế sẽ làm cho nướu, chân răng dễ tổn thương, gây các chứng bệnh về răng. Gần đây cũng đã xảy ra một vài ca cấp cứu thủng đại tràng vì giỡn tăm bằng... miệng.

Ảnh có tính minh họa
Nhưng người ta vẫn thích nghịch tăm sau khi ăn như một thói quen đầy ngoan cố. Hơn thế, như một thứ bệnh nghiện hết thuốc chữa.
Tôi đã thử truy tìm nguồn gốc, ngõ hầu lý giải cho "hành vi" này, nhưng sách vở đành bất lực. Tôi đem vấn đề trao đổi với một số chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa và ghi nhận được một số kiến giải khả dĩ ở góc độ căn nguyên, động cơ của hành vi.
Có người quan tâm đến văn hóa dân gian, cho rằng đời sống văn hóa làng xã trong quá khứ của người Việt quanh năm vần xoay trong lễ lạc cúng quảy. Hết thảy những câu chuyện làng nước, tương tác được đàm đạo quanh mâm rượu thịt đề huề, nên ngậm tăm là cung cách để giữ hình ảnh (thể diện) vệ sinh trong giao tiếp trên mâm cỗ. Ngậm tăm, về mặt biểu tượng cũng thể hiện sự no đủ, hay dấu chỉ cho người đối diện thấy mình mới dùng bữa xong. Có một câu chuyện người ta hay kể trên bàn nhậu, rằng xưa có một anh nông dân bần cùng thế nhưng ưa sĩ diện, lúc nào cũng ngậm tăm tỏ ra ta đây no đủ. Một hôm người ta phát hiện anh ta chết vì đói quá nuốt phải cây tăm.
Một chuyên gia khác lại cho rằng, chuyện xỉa răng là hậu quả của việc bỏ tục ăn trầu nhuộm răng của phụ nữ xưa. Người ta thay trầu bằng một que tăm, ngoài việc làm sạch miệng thì cũng đỡ thừa thãi hai tay và đỡ buồn miệng. Trong khi đó, một chuyên gia quan tâm đến nha khoa và nhân trắc học thì cho rằng, sự vụ này có liên quan đến đặc thù phát triển về khung hàm, sự bố trí răng của người Việt: do dùng chất xơ, thức ăn sống, thói quen thích nhai nghiền phần thịt xương, nên hầu hết người Việt đến tuổi trưởng thành thì khoảng cách giữa các chân răng có xu thế thưa ra, dễ gây chứng mảng bám, hôi răng nên xỉa răng bằng tăm tre là một thói quen hợp vệ sinh đối với nhiều người.
Mỗi chuyên gia có một trường quan tâm thì sẽ lấy "chuyên ngành" của mình ra mà tha hồ giải mã. Mỗi một cách lý giải đều có sự thú vị của nó.
Song tôi lại muốn "bẻ lái" câu chuyện sang một hướng khác, khi quan sát việc "thực hành" xỉa răng và ngậm tăm không chỉ diễn ra như một lý do giữ vệ sinh răng miệng sau khi ăn, mà còn là một căn bệnh nghiện. Hãy thử quan sát, trên thực tế, đâu chỉ có người có răng thích ngậm tăm sau khi ăn, mà đến những cụ già không còn răng cỏ, trệu trạo nướu trơn không bỏ được thói quen ngậm (nghịch) tăm trên miệng, vừa nói vừa chìa mũi tre nhọn bén vào mặt người đối diện, thậm chí, đâu phải người mới dùng bữa mới ngậm tăm, hãy xem một số cô cậu thanh lịch, đặc biệt ở Hà Nội, rất tự tin ngậm cây tăm trên miệng lái xe tay ga dạo phố hoặc bước vào siêu thị dù bữa ăn chính đã xong trước đó vài giờ đồng hồ.
Với người này, cây tăm chỉ có thể là ngậm chơi, nhưng với người kia, cây tăm được lừa đi lừa lại, cắn gãy khúc, nhai giập, làm biến dạng trước khi chu môi máng chặt, vận khí từ trong khoang miệng, bắn một phát vô hướng vào khoảng không.
Ngạc nhiên quá xá trước thói quen ngậm tăm của người Việt, cây bút Drew Taylor, sau nhiều năm sống ở Việt Nam, đã mô tả thật hài hước: "Xỉa răng quá nhiều! Sau bữa ăn, thể nào cũng thấy mọi người chuyền tay nhau ống tăm xỉa răng. Người cần cũng xỉa, mà người không cần cũng xỉa! Và từ không-cần-cũng-xỉa lại sinh ra cần-phải-xỉa (vì ghiền hoặc vì kẽ hở giữa răng đã rộng ra mất rồi!). Đành rằng xỉa răng vì nhu cầu vệ sinh, nhưng nhiều người sau khi xỉa xong đồ dơ trên răng rồi lại bắt đầu nhai cây tăm - chính cái nhai ấy mới là hành động thừa gây nghiện. Người ta có thể ngồi xe máy mà cây tăm vẫn còn máng ở một bên mép; có thể vừa nói chuyện vừa gặm tăm..." (Phân tâm học Freud: "Miễn vui là được rồi!", Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, số 168/2010). Anh Tây này tự hỏi không biết Freud sống lại ở Việt Nam thì ngành phân tâm học của ông ta sẽ ra sao.
Thực ra, nhìn bệnh nghiện ngậm tăm dưới ánh sáng phân tâm học cũng có nhiều điều thú vị. Freud cho rằng, có bốn giai đoạn phát triển cơ bản về tâm lý tiền sinh dục với một đứa trẻ: giai đoạn miệng (oral stage), giai đoạn hậu môn (anal stage), giai đoạn cơ quan sinh dục (phallic stage) và sau đó bước sang thời kỳ phát triển ngấm ngầm (latency period). Đáng chú ý, ở giai đoạn miệng, đứa trẻ sơ sinh tìm thấy khoái cảm, cảm nhận tình yêu trong việc bú sữa. Trong giai đoạn này, theo Freud, nếu đứa trẻ dễ được mẹ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua việc bú mớm, thì nó sẽ có một nhân cách dễ bị lệ thuộc ở tuổi trưởng thành; ngược lại, nếu không được mẹ đáp ứng, thiếu sự chăm sóc, thì ở tuổi trưởng thành, nó sẽ trở nên chìm đắm trong bất an, lo lắng, thất vọng. Đây gọi là tâm lý "cắm chốt" (oral fixation) - những ẩn ức chuyển hóa thành hành động vô thức có nguồn gốc từ những kích động tâm lý ở giai đoạn lỗ miệng.
Như vậy, nếu lý giải theo thuyết này của cha đẻ phân tâm học, thì sẽ thấy rằng, việc ngậm tăm xuất phát từ truyền thống văn hóa cưng chiều bảo bọc con cái trong thời bú mớm của những bà mẹ Việt Nam đã vô tình "cài đặt" một thói quen thỏa mãn khoái cảm vùng miệng rất lạ lụng khi những đứa trẻ trưởng thành, mà có khi chính chúng cũng không ý thức rõ ràng về cái "đường dây dẫn dắt" thói quen đó. Cũng có lý, khi mà nhiều gia đình hôm nay xem việc một đứa trẻ tự bưng lấy chén cơm ăn, tự dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn là một hành vi không cần bắt chước đơn thuần, mà được coi là có khả năng tự chăm sóc bản thân thay vì đeo đẳng đòi vú mẹ.
Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, thói quen hay bệnh ghiền ngậm tăm của người Việt lại đưa đến một hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu lộ một thái độ sống, phương cách hành xử: "ngậm tăm" cho qua chuyện. Ngâm tăm trong trường ẩn dụ, được trang Xa lộ từ điển trên mạng định nghĩa là: biết đấy nhưng phải lặng im (To know it but forced to keep silence).
Làm sao để có thể giải mã điều này? Đến lúc cần phải dông dài viện dẫn đến lịch sử văn hóa người Việt, một lịch sử đối diện với quá nhiều bất trắc, khó khăn triền miên. Trong đời sống được đan cài đa tuyến, phức tạp đó, việc con người, từ dân đen đến kẻ quyền lực, hình thành cái phản xạ sinh tồn là nương tựa làng nước, tập thể đồng thời cũng luôn trong tình trạng thường trực đề phòng. Sự "ngậm tăm" kia cũng đến từ việc thiếu sự bình đẳng, sự minh bạch. Nhưng điều đáng nói, từ những nguyên nhân khách quan trên, "ngậm tăm" đi vào vô thức cộng đồng, nó trở thành một tập tính, quy định phương thức hành xử, lựa chọn thái độ sống tự thân của từng thành viên xã hội.
Ở đây, có một khía cạnh khác, đáng nói, đó là "ngậm tăm" không những lặng im che giấu cái biết, sự thật để cầu an, mà đôi khi, việc "ngậm tăm" cố tình làm cho tiếng nói của mình bị méo mó, đánh lạc hướng, làm nhiễu sự thật còn là một tình trạng đáng sợ hơn.
Từ cái nguyên lý "oral fixation" có thể thấy rộng ra, sự thích được dựa dẫm, bảo hộ, mất tự chủ, thiếu vắng ý thức trả giá cho ngôn luận cá nhân, không khí nghi kị lẫn nhau đã làm cho hiện tượng tính cách "ngậm tăm" trong cộng đồng có xu hướng phổ biến. (Gần đây, trên Facebook, xuất hiện một hội nhóm giễu nhại, có tên "hội những người thích ngậm tăm" với slogan "Đơn giản là thích ngậm tăm! Ngậm tăm mọi lúc mọi nơi!’. Những cá nhân nương náu vào tập thể, đam đông để "ai sao mình vậy", dễ dàng xuê xoa nhắm mắt làm ngơ cho qua mọi thứ theo tinh thần "im miệng cho nó lành" đã đưa đến tình trạng "ngậm tăm" như một sự thỏa hiệp, cam chịu. Trong lớp học, trên giảng đường, học sinh, sinh viên không buồn trao đổi, đặt câu hỏi, phản biện để truy cầu đến cùng những hiểu biết; trò phải nương theo thầy để được "qua truông". Trong cơ quan, lính thấy cái sai của sếp, sếp biết thói hư của lính nhưng lại "ngậm tăm" bao che, bắt tay nhau trong một "liên minh ma quỷ", bảo toàn sức mạnh chống cự trước các bè phái khác ngừng đấu đá. Ngoài xã hội, người ta dễ dàng lảng tránh trách nhiệm chứng nhân cho lẽ phải, sự thật để được yên thân với ý nghĩ, đó không phải là việc của mình. Trong gia đình, mọi thứ tuân thủ theo một thứ bậc truyền thống trên bảo dưới nghe, thiếu sự dân chủ cần thiết để các thành viên tôn trọng lẫn nhau với tư cách những cá nhân bình đẳng.
"Ngậm tăm" còn là sự dung túng, che đậy cho cái xấu, cái ác, cái phản tiến bộ và chống lại sự minh bạch cần thiết trong các mối quan hệ, tổ chức quản lý xã hội, làm cho đời sống được vận hành trong sự nhập nhèm, nhiều bất trắc, đầy ma mị và nghi hoặc.
Im lặng là vàng. Nhưng im lặng theo lối "ngậm tăm" cũng là thứ vàng giả, gây nhiễu, đánh lận mọi giá trị. Khi mà việc "thực hành ngậm tăm" trở thành một chứng nghiện được "nâng quan diểm" thành một tính cách văn hóa của cộng đồng thì tiếng nói đúng đắn, sự thật tiến bộ là những thứ bị vùi lấp không thương xót.
Theo  Vĩnh Nguyên - Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

TIẾNG ANH 6 - ĐỌC VÀ DICH (2)

Children in different countries are talking about their New Year. Read the passages.
        I often go to Times Square with my parents to welcome the New Year. When the clock strikes midnight, colourfull fireworks light up the sky. Everybody around is cheering and singing happily . I love that moment so much.

       I love the first day of the New Year most. After getting up we dress beautifully and go to the main room. There my grandparents sit on a sofa. We bow and say our wishes to them. They will give us lucky money in red envelopes. After that, we go out and have a day full of fun, good food and laughter.
       I learnt some beliefs about Tet from my parents. At Tet people present rice to wish for enough food, red fruits for happiness. Dogs lucky animals. Their barking sounds like ‘gold’. But one shouldn’t present a cat because its cry sounds like the Vietnamese word for poverty. Don’t eat shrimps. They move backwards and you will not succeed in the New Year.


Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

TIẾNG ANH 6 - BÀI ĐỌC VÀ DỊCH

Hi Tom
How are you?
Tet is coming
It’s our New Year celebration
Before tet,  my father will repaint our house. I will go shopping with Mum. We won’t buy fireworks. We will buy red envelopes for lucky money and some new clothes. At Tet, we won’t buy banh chung. I will help my parents cook banh chung in a very big pot. I can’t wait
I’ll write again soon to tell you more!
Phong.

-----------
Chúc các bạn dịch ngon nghẻ nhé.

I.Please come in.
J. Thank you.
I. Please…  sitdown. Would you like a cup of tea?
J. Yes, please.
I. How about a biscuit?
J. No, thanks. I’m on a diet
-----------
K. Excuse me…
L. Yes, Can I help you?
K. Yes, I’d like some information about trains, please.
L. Where to?
K. … to London.
L. When?
K. Tomorrow.
L. Morning or afternoon?
K. In the everning. About six o’clock.
L. There’s one at 6.40.
K. Thank you.
----------
M. I’d like a pair of shoes, please.
N. What colour would you like?
M. Brown.
N. And what size are you?
M. Five. Can I try them on?
N. Of course.
----------
O. How about dinner, to night?
P. I’d love to.
O. Where can we meet?
P. How about the square?
O. All right. What time?
P. Is seven o’clock OK?
O. Yes, that’s fine.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

SỬ DỤNG CHỨC NĂNG TỆP TRONG ĐIỆN THOẠI IPHONE

       Sử dụng chức năng tệp trong iphone bạn sẽ thấy nó rất giống với máy tính cá nhân (PC). Với bộ nhớ 32 GB, 64 GB nó sẽ như một tủ tài liệu bạn luôn mang bên người. Tủ tài liệu này sẽ bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh (ảnh, video).
        Bạn là người thích đọc có thể kiếm sẵn một số sách, một số bài đưa vào một thư mục nào đó của iPhone để những khi rảnh rỗi cóa thể mở ra và ... đọc. Bạn đang học tiếng Anh có thể lưu những File nghe vào một thư mục và nghe bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Bạn là nhà quản lý có nhiều thông tin, tài liệu cần phải luôn có bên mình để mở ra bất cứ lúc nào. tất tần tật những yêu cầu đó sẽ được iPhone hỗ trợ bạn một cách hoàn hảo. 
       Khi đọc các bài trước về tổ chức thông tin trong máy tính, về cửa sổ My Computer các bạn đã biết cách tổ chức thông tin theo cấu trúc cây thư mục. Trong điện thoại cũng theo cách như vậy mà thôi. Bài này viết cho iphone với hệ điều hành iOS. Với các điện thoại khac các bạn cũng sẽ thấy nó hoàn tương tự.
      Từ cửa sổ màn hình chính bạn chạm để chọn chức năng Tệp. Được cửa sổ như dưới đây:
  Chọn Trên iPhone, được cửa sổ như dưới đây:
   Ở cửa sổ trên chúng ta thấy 2 thư mục (biểu tượng hình cái cặp sách) là Adobe Acrobat và Numbers. Có thể xem đây như 2 thư mục con của thư mục gốc ở đĩa C: vậy. Theo chúng tôi đây là 2 thư mục được tạo tự động. Chúng ta sẽ tạo trong thư mục Numbers các thư mục con. Chạm để chuyển đến thư mục Numbers, sẽ được cửa sổ như dưới đây:
     
    Hình trên cho thấy trong thư mục Numbers có ba thư mục con. Để tạo mới một thư mục bạn chạm vào nút (xem hình vẽ, nếu không thấy nút chạm bạn có thể vuốt xuống để nhìn thấy).
Cách chuyển một Tệp vào thư mục:
  Sau khi đã tạo các thư bạn muốn đưa các tệp vào các thư mục theo ý muốn của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số thao tác.
Chuyển một tệp âm thanh: Trong cửa sổ ghi âm, giả sử bạn có như sau:
 Ở đây bạn thấy có 2 Tệp, ta chạm để chọn tệp P69, L6 sẽ được cửa sổ như sau:
 Chạm vào nút có mũi tên đi lên bạn sẽ thấy cửa sổ sau:

Hình (*)
 Chạm để chọn Lưu vào Tệp bạn sẽ thấy cửa sổ sau:
 Ở hình trên ta thấy vach sáng đang định vị tại tên thư mục file am thanh (là thư mục con của thư mục iCloud Drive) nếu ta chọn Thêm thì tệp sẽ lưu vào thư mục này. Ta có thêm chọn thư mục theo ý muốn sau đó nhấn Thêm.
Chú ý: Nếu muốn gửi tệp qua e-mail hoặc tin nhắn ta cũng thực hiện các thao tác từ đầu cho đến bước xuất hiện cửa sổ như ở hình (*).
Việc chuyển một tệp từ e-mail vào thư mục cũng thao tác tương tự. Ngoài ra chúng ta có thể chuyển tệp từ thư mục này đến thư mục khác, sao chép tệp, xóa tệp. Các thao tác tương tự trên máy tính. Với các thao tác như vậy chúng ta hoàn toàn làm chủ chức năng Tệp trong iPhone để sắp xếp, tổ chức lưu trữ thông tin trong iPhone.
các dòng điện thoại khác cũng có chức năng Tệp và cũng thao tác tương tự vậy thôi, các bạn có thể lần dò để tìm ra. Chúc các bạn vui và thường xuyên theo dõi CÙNG NHAU HỌC.


Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

CÁC BÀI NGHE TIẾNG ANH 6 (2)


P26, L1
Phuc: This is a great idea, Duong. I love picnics!
Duong: Me too, Phuc. I think  Lucas likes them too.
(Dog barks)
Phuc: Ha ha. Lucas is so friendly!
Duong: Can you pass me the biscuits please?
Phuc: Yes, sure.
Duong: Thank you. What are you reading, Phuc?
Phuc: 4Teen. It’s my favourite magazine!
Dương: Oh, look! It’s Mai. And she is with someone.
Phuc: Oh, who’s that? She has glasses and she has long black hair
Duong: I don’t know. They’re coming over.
Mai: Hi Phuc. Hi Duong. This is my friend Chau.
Phuc & Duong: Hi, Chau. Nice to meet you.
Chau: Nice to meet you too.
Duong: Would you like to sit down? We have lots of food.
 Mai: Oh, sorry, we can’t. It’s time to go home. This evening, we are working on our  school  project.
Duong: Sounds great. I’m going to the judo club with my brother. How about you, Phuc?
Phuc: I’m visiting my grandma and grandpa.
Chau: Ok, see you later!
Duong: Bye!
-------------
P38, L1
Phong:  Wow! We’re in Hoi An. I’m so excited!.
Nick: Me too.
Khang: Yes. It’s so historic!
Phong: So, where shall we go first?
Nick & Khang: Ok, sure.
Phong: Shall we go by bicycle?
Nick: No, let’s  walk there.
Phong: Hmm, Ok. First cross the road, turn right and then go straight.
Nick: Ok, let’s go.
Phong: Wait.
Khang: What’s  up, Phong?
Phong: Where are we now? I think we’re lost!
Nick: Oh no! Look, there’s a girl. Let’s  ask  her
Phong: Excuse me? We’re lost! Can you tell us way to Tan Ky House?
Girl: Tan Ky House? Keep straight, then  right. But it’s quicker to turn right then turn left.
Phong: Thank you so much.
Girl: My pleasure.
Phong: Nick, let’s hurry.
P46, L1.
Vy: Hello, welcome to Geography Club.
(Knock at door)
Mai: Sorry! Can I come in? I wen to the wrong room.
Vy: No problem, we are just starting now. Today I’m going to introduce some natural wonders of the world to you.
Nick: Great! What’s  that in the first picture? It looks incredible.
Mai: Yes! Is it a red mountain?
Vy: Well, that’s Ayres Rock. It’s in the middle of Australia. Local people call it Uluru.
Nick: Can you spell that, please?
Vy: Sure, it’s U-L-U-R-U.
Nick: Thank  you.
Vy: It’s not the highest mountain in Australia, but it’s the most beautiful! Its colour changes at different times of the day. People think it’s best in the evening when it is red.
Phuc: I want to visit Ayres Rock one day.
Nick: Picture 2 is Ha Long Bay, isn’t it?
Vy: Well done Nick, that’s right. What else do you know?
Nick: It’s in Viet Nam, of course! Ha ha.
Vy: Yes, it is! There are many islands there. This picture shows Tuan Chau. It’s one of the largest islands.
Phuc: How about picture 3…
-----------

Các bài trên từ sách giáo khoa Tiếng Anh 6 (sách mới). Tương ứng với mỗi đoạn đều có file âm thanh, bạn nào có nhu cầu nhận file thì gửi e-mail tới địa chỉ: [email protected] để nhận nhé.
Chúc các bạn vui và tham gia CÙNG NHAU HỌC.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

CỬA SỔ MY COMPUTER

            Ở bài trước (bài Tổ chức thông tin trong máy tính) chúng tôi đã trình bày cách thức tổ chức thông tin trong máy tính theo cấu trúc cây thư mục. Bài này chúng tôi tiếp tục giới thiệu cửa sổ My Computer. 
           Cửa sổ My Computer (hay This PC) là một chương trình giúp người sử dụng máy tính thuận tiện trong việc quản lý tệp, thư mục v.v…
Ngược dòng lịch sử ta thấy trước kia máy tính dùng hệ điều hành MS-DOS, các thao tác với tệp và thư mục phải thực hiện thông qua câu lệnh. Nhìn lên màn hình chỉ thấy một màu đen kịt với dấu nhắc lệnh nhấp nháy, chẳng biết đâu là tệp, đâu là thư mục khiến người học máy tính cứ thấy chán như … con gián.
Để có hóa giải tình huống đó một bác dân IT mới viết ra cái Norton Commander (viết tắt là NC) là một chương trình quản lý tập tin theo kiểu cũ. Nhờ cái NC mà việc duyệt cá tập tin (xem tên tệp, tên thư mục) mới được trực quan, thuận tiện. Từ khi windows 95 ra đời thì NC coi như được nghỉ. Giờ đây NC đã đi vào lịch sử, bạn nào muốn tìm hiểu thì có thể tra trên google.
            Thông thường thì biểu tượng My Computer được đặt trên màn hình desktop. Khi khởi động (nháy đúp chuột vào biểu tượng) chúng ta sẽ thấy cửa sổ như dưới đây: 
Chúng ta hãy tìm hiểu những thành phần của cửa sổ trên: Dòng đầu tiên trên cùng là tên của cửa sổ (ở đây là cửa sổ This PC, trên máy của bạn có thể là My Computer); tiếp theo là dải menu hay thanh bảng chọn (trong hình ta thấy có các bảng chọn File, Computer, View, Manage); tiếp theo nữa là các nút lệnh; tiếp theo là một dòng bạn cần phải chú ý, đó là dòng địa chỉ (trong hình chúng ta thấy dòng này có 2 mũi tên sang trái, sang phải (ç  è ), mũi tên đi lên (é), biểu tượng màn hình và chữ This PC).

Phía dưới dòng địa chỉ chúng ta thấy cửa sổ được chia làm hai phần. Phần bên trái thể hiện cấu trúc cây thư mục. Phần bên phải cho ta biết máy tính này có các ổ đĩa cứng C, D, E và ổ đĩa DVD (F:). 
Bây giờ ta nháy đúp chuột vào ổ đĩa E: chúng ta sẽ thấy hình ảnh như dưới đây:

Hình ảnh cho biết rằng ta đang đứng ở thư mục gốc của ổ đĩa E, thể hiện trên dòng địa chỉ có chữ Local Disk (E:). Nhìn vào ngăn bên phải chúng ta biết rằng thư mục gốc ổ đĩa E: có các thư mục là (1)Anh, (2)Video, v.v… và 2 tệp là Crack Win 8.1.rar và Cyberlink.YouCam.3.0.Full.rar. Phía trước tên của các thư mục có biểu tượng chiếc cặp sách màu vàng. Biểu tượng ở phía trước tên tệp thì tùy vào từng loại tệp. Trong trường hợp này, 2 tệp chúng ta thấy là 2 tệp nén có biểu tượng là một chồng sách.
Tiếp tục nháy đúp chuột vào tên thư mục (2)Video, chúng ta sẽ thấy hình ảnh như sau:

Dòng địa chỉ cho biết đang đứng ở thư mục (2)Video. Trong thư mục này (nhìn vào ngăn bên phải) có 3 tệp và 7 thư mục con.
Việc biết mình đang đứng ở thư mục nào là rất cần thiết (khi bạn muốn biết trong thư mục đó có gì, khi muốn tạo một thư con trong thư mục đó v.v…).
Khi đang đứng ở một thư mục, nếu nháy chuột vào mũi tên đi lên (é) bạn sẽ chuyển tới thư mục mẹ của thư mục đang đứng. Muốn chuyển đến thư mục con của thư mục đang đứng bạn nháy đúp chuột vào tên thư mục đó. Khi bạn nháy đúp chuột vào một tệp thì tệp đó được mở ra (với điều kiện trong máy có chương trình tương ứng), hoặc tệp đó được thực thi (nếu là tệp chương trình).
Các thao tác với thư mục: Tạo một thư mục, đổi tên thư mục, sao chép thư mục, di chuyển thư mục, xóa thư mục.
Các thao tác với tệp: Đổi tên tệp, sao chép tệp, xóa tệp.
Riêng việc tạo ra tệp phải nhờ các chương trình. Chẳng hạn khi ta chụp ảnh ta được một tệp ảnh, khi ta ghi âm ta được một tệp âm thanh, khi soạn thảo trong word rồi ghi lại ta được một tệp văn bản word v.v…
Nói thêm 01 ví dụ về lưu tệp trong soạn thảo Word.
Khi soạn thảo văn bản trong Word, bạn nháy nút lệnh để lưu tệp lần đầu máy sẽ hỏi vị trí lưu tệp. Bạn sẽ thấy màn như sau:

Ở đây bạn cần phải lựa chọn một thư mục để lưu tệp vừa soạn.  Nhìn vào cột giữa bạn thấy biểu tượng màn hình và chữ Computer. Nháy chuột vào biểu tượng này bạn sẽ thấy cửa sổ tiếp theo như sau:
Ở cửa sổ này, nhìn vào cột bên phải bạn sẽ thấy một số ổ đĩa và thư mục của Computer (là những ổ đĩa và thư mục mới được dùng gần đây). Bạn có thể nháy chuột để chọn một thư mục trong số đó, chẳng hạn thư mục Su dung iphone (nó là thư mục con của thư mục Blog, thư mục Blog là thư mục con của thư mục BaiViet, BaiViet thì nằm trong thư mục HTLiem, HTLiem là thư mục con của thư mục gốc ổ đĩa E:).
Nếu các thư mục bạn nhìn thấy đều không phải là những thư mục bạn cần chọn thì bạn có thể nháy nút Browse để đi tìm các thư mục khác. Bạn cũng có thể nháy một thư mục ngẫu nhiên để có cửa sổ như sau:
Ở cửa sổ trên bạn đã nhìn thấy dòng địa chỉ với đường dẫn Local Disk (E:) =>HTLiem => BaiViet =>Blog => Su dung iphone
Bây giờ nếu bạn gõ tên tệp vào dòng File name rồi nháy Save thì tệp của bạn sẽ được lưu vào thư mục Su dung iphone. Nếu bạn muốn chọn một thư mục khác trên ổ đĩa E: thì bạn nháy chuột trực tiếp vào Local Disk (E:) trên dòng địa chỉ, khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:
Tại đây bạn thoải mái chọn các thư mục trong ổ đĩa E:, cũng có thể tạo một thư mục mới để lưu tệp nếu thấy cần.
Một chút lưu ý: trong ví dụ trên chúng tôi sử dụng word trong bộ office 2010, nếu bạn sử dụng bản word khác thì giao diện sẽ khác đôi chút.
Lại nói thêm về lưu các tệp khi tải về từ e-mail hay down load trên mạng:
Khi bạn tải một tệp từ e-mail về máy hay download từ mạng về, máy sẽ hỏi bạn muốn lưu tệp vào thư mục nào (với điều kiện bạn đã bật chức năng hỏi vị trí lưu từng tệp trước khi tải xuống trong trình duyệt web).
Bài viết đã trình bày khá tỷ mỉ (theo suy nghĩ của chúng tôi) với mong muốn giúp bạn được nhiều hơn. Khi nắm chắc tổ chức thông tin trong máy, sử dụng thành thạo cửa sổ My Computer bạn sẽ sử dụng hiệu quả chiếc máy tính của  mình. Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng iphone để cất giữ tài liệu, mang ra dùng mỗi khi cần thiết giống như máy tính vậy.
Bây giờ, nếu đang ngồi trên máy tính (PC) bạn hãy làm thử xem sao:
1-Bật cửa sổ My Computer xem máy tính của mình có những ổ đĩa nào?
Truy cập vào ổ đĩa D: xem trong thư mục gốc của ổ đĩa D: có những thư mục con nào? Có những tệp nào?
2-Hãy thử tạo một thư mục con của thư mục gốc đĩa D: với tên là thu muc cap 1, chuyển đến thư mục vừa tạo và tạo một thư mục con với tên là THU MUC CAP 2.
Tìm trên máy một vài tệp văn bản word rồi sao chép vào thu muc cap 2 vừa tạo ở trên.