Những ngày qua các báo vẫn tiếp tục luận bàn không ngớt về dự thảo Luật đặc khu kinh tế
-Trên trang VietNamFinance tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt chắc chắn sẽ được thông qua nhưng khả năng thành công của mô hình đặc khu theo luật này sẽ là rất thấp.
Sau một loạt các phân tích, Tiến sĩ Tự Anh nêu thêm:
Cuối cùng với vị trí xung yếu và nhạy cảm của mình, liệu Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn có phải là những địa điểm thích hợp để thử nghiệm chính sách trong bối cảnh địa kinh tế và địa chính trị hiện nay không?
“Lấy đơn cử Vân Đồn chẳng hạn. Một trong những mục tiêu quan trọng của đặc khu Vân Đồn là thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. Thử hỏi ở sát biên giới với Trung Quốc thì những công ty công nghệ cao của các cường quốc khoa học và công nghệ ở châu Á (như Nhật Bản và Hàn Quốc) và phương tây có sẵn sàng và yên tâm đầu tư hay không?”, TS Tự Anh đặt vấn đề.(Xem bài ở đây)
-Trên trang Văn hóa Nghệ An người viết bài này đọc được hai cái tít rất là thống thiết:
Bài của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Đặc khu và tiếng kêu của nhân dân
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
"Kính thưa các vị,
Trong những ngày này, quanh chúng ta đang vang tiếng kêu của nhân dân về một mối đe dọa mà nhân dân đang cảm thấy và nhìn thấy. Đó là mối đe dọa từ cái tên “ đặc khu”. Trong suy nghĩ đơn giản của tôi, đặc khu không phải tạo ra bất cứ điều gì gọi là sự đe dọa. Nhưng ai là người thuê đặc khu ấy trong một thời gian quá dài mới là kẻ làm ra sự đe dọa. Và trong suy nghĩ có thể là thiển cận của mình, tôi nghĩ “đặc khu” không phải là con đường duy nhất làm cho một đất nước phát triển và giàu có. Rất nhiều quốc gia giàu có trên thế giới không phải dùng phương án gọi là đặc khu mà họ đã phát triển đất nước rực rỡ. Hơn nữa, người sẽ thuê 3 đặc khu ở những vị trí rất đặc biệt và quan trọng có nguy cơ là Trung Quốc. Và chính vì người sẽ thuê 3 vị trí chiến lược của Việt Nam là Trung Quốc nên tiếng kêu của người dân mới vang lên khẩn thiết như vậy."
Nhà văn Hoàng Quốc Hải thì viết bài với cái tít thế này:
Nhà văn Hoàng Quốc Hải thì viết bài với cái tít thế này:
Đảng ơi! Quốc hội ơi! Hãy bình tĩnh lắng nghe dân!
Bài của ông có đoạn:
"Chỉ mới nghe Quốc Hội thảo luận về Dự án luật cho ba Đặc khu kinh tế, với quyền ưu tiên vượt trội cho nhà đầu tư tới 99 năm và họ có quyền chuyển nhượng cho người khác kể cả quyền thừa kế.
Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa.
Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0
Ba đặc khu với ba cái tên: Vân Đồn - Bắc Vân Phong – Phú Quốc, nằm ở ba vùng đắc địa về kinh tế, hiểm địa về an ninh quốc phòng. Tôi vô cùng sửng sốt và có phần hoang mang nữa.
Những nhà kinh tế và khoa học đã phân tích tính lỗi thời của các đặc khu kinh tế so với thời đại 4.0
Không một nhà đầu tư nào tự nguyện đem công nghệ cao đến chuyển giao cho ta đâu. Mà họ chỉ cần thuê đất, thuê nhân công rẻ mạt và không chịu sức ép về bảo vệ môi trường.
Nếu thật sự là công nghệ cao thì không cần nhiều đất đến thế. Và tại sao phải đem ra tận ba nơi có vị trí chiến lược quan trọng mang tầm quốc tế này để mời gọi.
Nếu thật sự là công nghệ cao thì không cần nhiều đất đến thế. Và tại sao phải đem ra tận ba nơi có vị trí chiến lược quan trọng mang tầm quốc tế này để mời gọi.
Luật về đặc khu này, thử ra một điều đặc biệt: “Không chấp nhận các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Các chủ đầu tư không được thế chấp tài sản, chuyển nhượng tài sản cho người Trung Quốc, hoặc có yếu tố Trung Quốc”. Thử làm thế xem, liệu có nhà đầu tư nào mò tới không? Chắc là không! Bởi chỉ có người Trung Quốc là khát đất Việt Nam, nằm trong chiến lược thôn tính Việt Nam bằng giải pháp mềm: TIỀN!"
-Liên quan đến điều hai nhà (THƠ và VĂN) viết trên, trang TuoiTreOnline có bài: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự thảo luật đặc khu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc."
Khi nghe Bộ trưởng nói như vậy, có người đã sốt sắng chỉ ngay: Mục 54.4 dự luật đặc khu: "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ ... được miễn thị thực ..."
Trời ơi, đúng là không có chữ Trung Quốc nào thật. Nhưng điều này chỉ làm cho người quan tâm kinh hãi mà thôi (tại sao phải nói: Công dân của nước ...)
Vẫn ý kiến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trang Người Lao Động chạy tít bài: Bộ trưởng KH-ĐT: Có người cố tình hiểu sai Luật Đặc khu, chia rẽ quan hệ với Trung Quốc. Còn trang DanTri thì lại chạy tít thế này: Làm đặc khu mà sợ chuyện này chuyện, chuyện khác thì ... mắc mưu rồi!
-Đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa viết trên trang Pháp luật, bài: Luật đặc khu và mối lo chủ quyền.
Ông viết: "Những quy định của luật đặc khu kinh tế, nếu không kèm theo những tiêu chí và điều kiện chặt chẽ, chế tài nghiêm ngặt và có hiệu lực đủ mạnh, sẽ vô tình trói tay chúng ta trong việc ngăn cản hay chế tài các âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng tiền, bằng vốn đầu tư, bằng các bẫy nợ, bằng di dân hợp pháp và các sức mạnh mềm khác. Và khi chúng ta phản ứng những hành vi sai trái, họ có thể kiện chúng ta ra các cơ quan tài phán nước ngoài, thậm chí dùng vũ lực với lý do bảo vệ công dân của họ. Qua các đề án đặc khu kinh tế, chưa thấy có đối sách cho các nguy cơ này.
....
Nếu không cảnh giác cao độ, không có tầm nhìn và đối sách dài hạn, khôn khéo và kiên quyết, những vị trí rộng lớn trên đất liền mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài được trao quyền sử dụng, khai thác, cư trú lâu dài với những đặc quyền do Nhà nước ta trao cho bằng luật đặc khu kinh tế có thể bị lợi dụng, sử dụng để trở thành những địa bàn gây mất ổn định, thậm chí những mối liên kết tiềm ẩn đầy nguy hiểm khi có xung đột xảy ra."
-Trang Người đô thị có bài: Đặc khu kinh tế ở Việt Nam: Những thử nghiệm và thất bại
Các bạn quan tâm có thể dọc toàn văn dự thảo Luật đặc khu tại đây.
-Liên quan đến điều hai nhà (THƠ và VĂN) viết trên, trang TuoiTreOnline có bài: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự thảo luật đặc khu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc."
Khi nghe Bộ trưởng nói như vậy, có người đã sốt sắng chỉ ngay: Mục 54.4 dự luật đặc khu: "Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ ... được miễn thị thực ..."
Trời ơi, đúng là không có chữ Trung Quốc nào thật. Nhưng điều này chỉ làm cho người quan tâm kinh hãi mà thôi (tại sao phải nói: Công dân của nước ...)
Vẫn ý kiến Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trang Người Lao Động chạy tít bài: Bộ trưởng KH-ĐT: Có người cố tình hiểu sai Luật Đặc khu, chia rẽ quan hệ với Trung Quốc. Còn trang DanTri thì lại chạy tít thế này: Làm đặc khu mà sợ chuyện này chuyện, chuyện khác thì ... mắc mưu rồi!
-Đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa viết trên trang Pháp luật, bài: Luật đặc khu và mối lo chủ quyền.
Ông viết: "Những quy định của luật đặc khu kinh tế, nếu không kèm theo những tiêu chí và điều kiện chặt chẽ, chế tài nghiêm ngặt và có hiệu lực đủ mạnh, sẽ vô tình trói tay chúng ta trong việc ngăn cản hay chế tài các âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng tiền, bằng vốn đầu tư, bằng các bẫy nợ, bằng di dân hợp pháp và các sức mạnh mềm khác. Và khi chúng ta phản ứng những hành vi sai trái, họ có thể kiện chúng ta ra các cơ quan tài phán nước ngoài, thậm chí dùng vũ lực với lý do bảo vệ công dân của họ. Qua các đề án đặc khu kinh tế, chưa thấy có đối sách cho các nguy cơ này.
....
Nếu không cảnh giác cao độ, không có tầm nhìn và đối sách dài hạn, khôn khéo và kiên quyết, những vị trí rộng lớn trên đất liền mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài được trao quyền sử dụng, khai thác, cư trú lâu dài với những đặc quyền do Nhà nước ta trao cho bằng luật đặc khu kinh tế có thể bị lợi dụng, sử dụng để trở thành những địa bàn gây mất ổn định, thậm chí những mối liên kết tiềm ẩn đầy nguy hiểm khi có xung đột xảy ra."
-Trang Người đô thị có bài: Đặc khu kinh tế ở Việt Nam: Những thử nghiệm và thất bại
*/Tin giờ chót: Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu và đây : Những phát ngôn đáng chú ý trước khi dự thảo Luật đặc khu bị hoãn thông qua.
Các bạn quan tâm có thể dọc toàn văn dự thảo Luật đặc khu tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét