Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

CỬA SỔ MY COMPUTER

            Ở bài trước (bài Tổ chức thông tin trong máy tính) chúng tôi đã trình bày cách thức tổ chức thông tin trong máy tính theo cấu trúc cây thư mục. Bài này chúng tôi tiếp tục giới thiệu cửa sổ My Computer. 
           Cửa sổ My Computer (hay This PC) là một chương trình giúp người sử dụng máy tính thuận tiện trong việc quản lý tệp, thư mục v.v…
Ngược dòng lịch sử ta thấy trước kia máy tính dùng hệ điều hành MS-DOS, các thao tác với tệp và thư mục phải thực hiện thông qua câu lệnh. Nhìn lên màn hình chỉ thấy một màu đen kịt với dấu nhắc lệnh nhấp nháy, chẳng biết đâu là tệp, đâu là thư mục khiến người học máy tính cứ thấy chán như … con gián.
Để có hóa giải tình huống đó một bác dân IT mới viết ra cái Norton Commander (viết tắt là NC) là một chương trình quản lý tập tin theo kiểu cũ. Nhờ cái NC mà việc duyệt cá tập tin (xem tên tệp, tên thư mục) mới được trực quan, thuận tiện. Từ khi windows 95 ra đời thì NC coi như được nghỉ. Giờ đây NC đã đi vào lịch sử, bạn nào muốn tìm hiểu thì có thể tra trên google.
            Thông thường thì biểu tượng My Computer được đặt trên màn hình desktop. Khi khởi động (nháy đúp chuột vào biểu tượng) chúng ta sẽ thấy cửa sổ như dưới đây: 
Chúng ta hãy tìm hiểu những thành phần của cửa sổ trên: Dòng đầu tiên trên cùng là tên của cửa sổ (ở đây là cửa sổ This PC, trên máy của bạn có thể là My Computer); tiếp theo là dải menu hay thanh bảng chọn (trong hình ta thấy có các bảng chọn File, Computer, View, Manage); tiếp theo nữa là các nút lệnh; tiếp theo là một dòng bạn cần phải chú ý, đó là dòng địa chỉ (trong hình chúng ta thấy dòng này có 2 mũi tên sang trái, sang phải (ç  è ), mũi tên đi lên (é), biểu tượng màn hình và chữ This PC).

Phía dưới dòng địa chỉ chúng ta thấy cửa sổ được chia làm hai phần. Phần bên trái thể hiện cấu trúc cây thư mục. Phần bên phải cho ta biết máy tính này có các ổ đĩa cứng C, D, E và ổ đĩa DVD (F:). 
Bây giờ ta nháy đúp chuột vào ổ đĩa E: chúng ta sẽ thấy hình ảnh như dưới đây:

Hình ảnh cho biết rằng ta đang đứng ở thư mục gốc của ổ đĩa E, thể hiện trên dòng địa chỉ có chữ Local Disk (E:). Nhìn vào ngăn bên phải chúng ta biết rằng thư mục gốc ổ đĩa E: có các thư mục là (1)Anh, (2)Video, v.v… và 2 tệp là Crack Win 8.1.rar và Cyberlink.YouCam.3.0.Full.rar. Phía trước tên của các thư mục có biểu tượng chiếc cặp sách màu vàng. Biểu tượng ở phía trước tên tệp thì tùy vào từng loại tệp. Trong trường hợp này, 2 tệp chúng ta thấy là 2 tệp nén có biểu tượng là một chồng sách.
Tiếp tục nháy đúp chuột vào tên thư mục (2)Video, chúng ta sẽ thấy hình ảnh như sau:

Dòng địa chỉ cho biết đang đứng ở thư mục (2)Video. Trong thư mục này (nhìn vào ngăn bên phải) có 3 tệp và 7 thư mục con.
Việc biết mình đang đứng ở thư mục nào là rất cần thiết (khi bạn muốn biết trong thư mục đó có gì, khi muốn tạo một thư con trong thư mục đó v.v…).
Khi đang đứng ở một thư mục, nếu nháy chuột vào mũi tên đi lên (é) bạn sẽ chuyển tới thư mục mẹ của thư mục đang đứng. Muốn chuyển đến thư mục con của thư mục đang đứng bạn nháy đúp chuột vào tên thư mục đó. Khi bạn nháy đúp chuột vào một tệp thì tệp đó được mở ra (với điều kiện trong máy có chương trình tương ứng), hoặc tệp đó được thực thi (nếu là tệp chương trình).
Các thao tác với thư mục: Tạo một thư mục, đổi tên thư mục, sao chép thư mục, di chuyển thư mục, xóa thư mục.
Các thao tác với tệp: Đổi tên tệp, sao chép tệp, xóa tệp.
Riêng việc tạo ra tệp phải nhờ các chương trình. Chẳng hạn khi ta chụp ảnh ta được một tệp ảnh, khi ta ghi âm ta được một tệp âm thanh, khi soạn thảo trong word rồi ghi lại ta được một tệp văn bản word v.v…
Nói thêm 01 ví dụ về lưu tệp trong soạn thảo Word.
Khi soạn thảo văn bản trong Word, bạn nháy nút lệnh để lưu tệp lần đầu máy sẽ hỏi vị trí lưu tệp. Bạn sẽ thấy màn như sau:

Ở đây bạn cần phải lựa chọn một thư mục để lưu tệp vừa soạn.  Nhìn vào cột giữa bạn thấy biểu tượng màn hình và chữ Computer. Nháy chuột vào biểu tượng này bạn sẽ thấy cửa sổ tiếp theo như sau:
Ở cửa sổ này, nhìn vào cột bên phải bạn sẽ thấy một số ổ đĩa và thư mục của Computer (là những ổ đĩa và thư mục mới được dùng gần đây). Bạn có thể nháy chuột để chọn một thư mục trong số đó, chẳng hạn thư mục Su dung iphone (nó là thư mục con của thư mục Blog, thư mục Blog là thư mục con của thư mục BaiViet, BaiViet thì nằm trong thư mục HTLiem, HTLiem là thư mục con của thư mục gốc ổ đĩa E:).
Nếu các thư mục bạn nhìn thấy đều không phải là những thư mục bạn cần chọn thì bạn có thể nháy nút Browse để đi tìm các thư mục khác. Bạn cũng có thể nháy một thư mục ngẫu nhiên để có cửa sổ như sau:
Ở cửa sổ trên bạn đã nhìn thấy dòng địa chỉ với đường dẫn Local Disk (E:) =>HTLiem => BaiViet =>Blog => Su dung iphone
Bây giờ nếu bạn gõ tên tệp vào dòng File name rồi nháy Save thì tệp của bạn sẽ được lưu vào thư mục Su dung iphone. Nếu bạn muốn chọn một thư mục khác trên ổ đĩa E: thì bạn nháy chuột trực tiếp vào Local Disk (E:) trên dòng địa chỉ, khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:
Tại đây bạn thoải mái chọn các thư mục trong ổ đĩa E:, cũng có thể tạo một thư mục mới để lưu tệp nếu thấy cần.
Một chút lưu ý: trong ví dụ trên chúng tôi sử dụng word trong bộ office 2010, nếu bạn sử dụng bản word khác thì giao diện sẽ khác đôi chút.
Lại nói thêm về lưu các tệp khi tải về từ e-mail hay down load trên mạng:
Khi bạn tải một tệp từ e-mail về máy hay download từ mạng về, máy sẽ hỏi bạn muốn lưu tệp vào thư mục nào (với điều kiện bạn đã bật chức năng hỏi vị trí lưu từng tệp trước khi tải xuống trong trình duyệt web).
Bài viết đã trình bày khá tỷ mỉ (theo suy nghĩ của chúng tôi) với mong muốn giúp bạn được nhiều hơn. Khi nắm chắc tổ chức thông tin trong máy, sử dụng thành thạo cửa sổ My Computer bạn sẽ sử dụng hiệu quả chiếc máy tính của  mình. Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng iphone để cất giữ tài liệu, mang ra dùng mỗi khi cần thiết giống như máy tính vậy.
Bây giờ, nếu đang ngồi trên máy tính (PC) bạn hãy làm thử xem sao:
1-Bật cửa sổ My Computer xem máy tính của mình có những ổ đĩa nào?
Truy cập vào ổ đĩa D: xem trong thư mục gốc của ổ đĩa D: có những thư mục con nào? Có những tệp nào?
2-Hãy thử tạo một thư mục con của thư mục gốc đĩa D: với tên là thu muc cap 1, chuyển đến thư mục vừa tạo và tạo một thư mục con với tên là THU MUC CAP 2.
Tìm trên máy một vài tệp văn bản word rồi sao chép vào thu muc cap 2 vừa tạo ở trên.     




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét