Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH


Máy vi-tính hay máy tính để bàn, máy tính cá nhân (PC- Personal Computer) nói riêng, máy tính  điện tử nói chung được định nghĩa là thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin.
Như vậy chức năng lưu trữ thông tin là một trong hai chức năng rất quan trọng của máy vi-tính.
Khả năng lưu trữ thông tin trên máy tính lại rất lớn. Chẳng hạn 01 cuốn sách 740 trang chứa trong 1 file pdf có dung lượng 6.38MB. Trong khi ta biết rằng 1024MB mới bằng 1 GB. Vậy thì bạn thử tính một chiếc USB 2GB chứa được bao nhiêu trang sách? Ngày nay đĩa cứng của một máy vi tính có dung 100GB đã là chuyện bình thường. Bạn thử tưởng tượng thông tin (sách, ảnh, video, v.v…) chứa trong ổ cứng đó sẽ nhiều như thế nào.
Nắm chắc cách thức tổ chức thông tin trong máy tính bạn sẽ dễ dàng làm chủ chiếc máy tính của mình. Không chỉ máy vi tính, mà những chiếc điện thoại thông minh cũng là một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Bạn có thể sử dụng điện thoại như một tủ hồ sơ luôn mang theo bên mình. Khi nắm chắc cách thức tổ chức thông tin trên máy tính bạn cũng sẽ dễ dàng hiểu được cách tổ chức thông tin trên điện thoại. Thế là bạn sẽ luôn yên tâm lúc nào cũng có bên mình một kho tài liệu, có thể mở ra dùng ở bất cứ đâu.
Thông tin trong máy tính được tổ chức thành tệp (file) và thư mục.
Tệp là đơn vị thông tin hệ điều hành quản lý trên đĩa. Mỗi tệp đều phải có tên tệp. Các tệp trong cùng một thư mục không được trùng tên.
Các thư mục được tổ chức phân cấp và lồng nhau tạo thành cây thư mục. Thư mục bên trong là thư mục con, thư mục bên ngoài là thư mục mẹ. Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc. Mỗi đĩa có một thư mục gốc được tạo tự động. Các thư mục con trong cùng một thư mục mẹ không được trùng tên.
Khái niệm đĩa được dùng chỉ các thiết bị lưu trữ như đĩa từ, đĩa CD, thẻ nhớ, USB v.v…
Các ổ đĩa đều có tên bằng các chữ cái. Ổ đĩa cứng đầu tiên có tên là ổ đĩa C. Các ổ đĩa tiếp theo sẽ là D, E, v.v…
Chúng ta xét ví dụ sau:
Giả sử trong thư mục gốc của ổ đĩa E có các thư mục con là: (1)Anh, (2)Video, (3)File Am thanh, TaiLieu.
Trong thư mục (1)Anh lại có các thư mục con là AnhSuuTam, GiaDinh, HopLop; Trong thu mục (2)Video có thư mục con GiaDinh; LePhatDanTaiChuaThen(01-5-17); trong thư mục (3)FileAm thanh có tệp (tro chuyen cung bac Dai).m4a, tho bac Dai.m4a; trong thư mục TaiLieu có thư mục DeThi.
Trong thư muc DeThi (thư mục con của thư mục TaiLieu) có hai thư mục con là DeThiHSG, DeThiTS10.
Với các tệp và thư mục như trên chúng ta có thể vẽ thành sơ đồ cây thư mục như sau:



Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy các thư mục (1)Anh, (2)Video, (3)FileAm thanh, TaiLieu có cùng một cấp (phân cấp), chúng đều là thư mục con của thư mục gốc ổ đĩa E.
Trong mỗi thư mục lại có thể có các thư mục con (lồng nhau)
Như vậy các thư mục được tổ chức phân cấp và lồng nhau.
Mỗi thư mục có thể ví với một cành, mỗi tệp có thể ví với một chiếc . Do đó ta có tổ chức cây thư mục.
Các thư mục do người dùng tạo ra. Có nhiều cách để tạo ra các thư mục. Thông thường nhất là mở cửa sổ chương trình My Computer (hoặc This PC).
Khi bạn vừa soạn xong một tệp và lưu lại máy cũng sẽ hỏi bạn muốn lưu tệp vào thư mục nào, tại đây nếu chưa có thư mục như ý bạn cũng có thể tạo thư mục để lưu tệp. Tương tự khi bạn tải một tệp từ e-mail về hay down load từ mạng xuống cũng vậy, máy sẽ hỏi bạn muốn lưu vào thư mục nào và khi đó bạn cũng có thể tạo ra thư mục như ý để lưu hoặc chọn một thư mục có sẵn.
Các tệp được tạo ra từ các chương trình như chương trình soạn thảo word, chương trình bảng tính excel hay các tệp ảnh khi chúng ta thực hiện chụp ảnh v.v...
Nắm chắc tổ chức thông tin trong máy tính bạn luôn luôn biết mình đang làm việc với tệp tin nào, tệp đó được đặt ở đâu (thư mục nào), giúp bạn làm việc với máy tính hiệu quả hơn
              Nắm chắc tổ chức thông tin trong máy tính bạn có thể suy luận để tìm hiểu cách tổ chức thông tin trong điện thoại thông minh, kho tài liệu luôn mang bên mình gọn nhẹ và thuận tiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét