Chuyên mục đọc báo giùm bạn hôm
nay nói về câu chuyện Sữa học đường đang được Hà Nội triển khai.
1-Nội dung chương trình sữa học đường đang được triển khai tại Hà Nội:
Bài trên báo Giáo dục cho biết
như sau:
“Ngày
5/7/2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06 Quy định
cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chươngtrình Sữa học đường cải
thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học
sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Trẻ em mẫu
giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một
lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng.
Chi phí cho
mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%,
phụ huynh đóng góp 50%.
Riêng đối
với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện
chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%.
Đặc biệt,
đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.”
Bài báo dẫn
lới ông Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phạm Xuân Tiến nói:
“Nhà sản
xuất nào trúng thầu thì phải đảm bảo tập huấn đến tất cả giáo viên về quy trình
cho các em học sinh uống sữa, sau khi uống xong thì xử lý vỏ hộp đó thế nào để
đảm bảo vệ sinh, thu gom ra sao”
-Về con số 20% doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ, tác giả
Hồng Thủy nói: “nếu "doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ
20%" nhưng lại tính trên giá bán lẻ của sản phẩm, thì thực chất
khoản "hỗ trợ" này chỉ là chi phí bán hàng doanh nghiệp phải bỏ ra;”
2-Về
tình trạng suy dinh dưỡng có liên quan đến đề án sữa học đường, vẫn tác giả Hồng Thủy phân tích trên
trang giaoduc.net.vn như sau:
“Theo kết
quả điều tra 30 cụm trên toàn quốc năm 2016 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%
Đó là con
số bình quân trên cả nước, nhưng Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn
hóa của cả nước, có lẽ tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng sẽ thấp hơn.
Cứ tạm cho
là tỉ lệ trẻ duy dinh dưỡng ở Hà Nội tương đương mặt bằng chung của cả nước,
thì tối đa cũng chỉ 24,3%
Nhưng Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố cho toàn
bộ trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học trên địa bàn Thủ đô tham gia chương trình
sữa học đường.
24,3% của
1,3 triệu học sinh, rơi vào khoảng 315.900 em là thực sự cần quan tâm, cải
thiện dinh dưỡng. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chưa tính đến tình
trạng trẻ em ngày càng béo phì.
Báo Hà Nội
Mới ngày 19/10/2017 cho biết, tỷ lệ trẻ béo phì ở khu vực nội thành thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay trên 50%, tại Hà Nội khoảng 41%.”
Với tiểu
mục: Đề án nhân văn có thể bị lợi dụng,
biến tướng
Bào báo tiếp tục phân tích: “1,3 triệu khách hàng sử dụng thường xuyên sản phẩm sữa tươi hàng
ngày có lẽ là mơ ước của bất kỳ nhà cung cấp nào.”
“Bởi theo tính toán của
chúng tôi, nếu doanh nghiệp nào trúng thầu cung cấp sữa học đường cho Hà Nội,
doanh thu tối đa 1 tuần có thể đạt bình quân: 1.302.221 x 5 hộp x 6.875 =
44.763.846.875 đồng / tuần.
Nếu bán qua
kênh phân phối thông thường họ phải bỏ chi phí bán hàng từ 10.295.684.781 đồng
/ tuần đến 14.324.431.000 đồng / tuần, với chi phí bán hàng dao động trong
khoảng 23% đến 32%, có thể hơn hoặc kém, tùy doanh nghiệp.
Hiện tại
theo đề án sữa học đường được phê duyệt, thì doanh nghiệp "hỗ trợ
20%" trên giá bán lẻ, tương đương chi phí bán hàng / 1 tuần họ chính thức
bỏ ra nếu trúng thầu, là 8.952.769.375 đồng.
Như vậy,
con số chênh lệch chi phí bán hàng giữa kênh truyền thống với trúng thầu đề án
của thành phố Hà Nội có thể lên tới 1,3 tỷ đồng / tuần đến 5,37 tỷ đồng / tuần;
Tất nhiên
là con số này chỉ có thể đạt được với điều kiện lý tưởng, Hà Nội huy động được
100% học sinh mẫu giáo và tiểu học tham gia.”
3- Về tự nguyện tham gia chương
trình, bài trên DanTri có tiêu đề: “Sữa học đường: Đừng để phụ huynh bị
ép tự nguyện”
“Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội,
tinh thần của chương trình là tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải
tham gia. Phụ huynh có thể dừng tham gia bất cứ lúc nào muốn”
“Một phụ huynh có con đang học tiểu học
tại quận Hà Đông cho biết, vài hôm trước, trên nhóm chat của lớp, cô giáo chủ
nhiệm (GVCN) thông báo về Chương trình sữa học đường.
Trong tin nhắn của giáo viên này gửi đến
các phụ huynh, một số lớp khác có số học sinh tham gia gần 100% sĩ số lớp. Và
nếu lớp này không tham gia đầy đủ, nghĩa là cô chưa hoàn thành công tác chủ
nhiệm.”- xem bài tại đây.
Cũng nói về tự nguyên, bài trên trang
VnExpress của tác giả Thanh Hằng có khá nhiều ý bức xúc, mở đầu bằng câu chuyệ
của một phụ huynh: “Tôi vừa
ký đồng ý cho nó uống sữa học đường rồi” - bạn tôi thông báo, vẻ mặt đầy chấp
nhận. Cô bảo, sau một thời gian bị “vận động”, mệt mỏi quá, thôi thì cô ký cho
nhanh, để con đỡ phải làm “học sinh cá biệt”. Vận động ở đây nghĩa là những phụ
huynh chưa ký phiếu thì sẽ được cô giáo thuyết phục: "Gia đình suy nghĩ
thêm đi", "Cả lớp uống mà một số con không được uống thì con tủi
thân", "Uống sữa thì tốt cho con mà"… Vừa ngại vừa nể, nên đa số
phụ huynh đành ký cho xong dù trong lòng còn bao dấu hỏi.”
“thôi thì đã
xác định cho con học trường công là phải chấp nhận hết những chính sách, giống
như đã từng chấp nhận rất nhiều điều khác: góp tiền lắp điều hòa, tiền mua máy
chiếu; đóng tiền học tiếng Anh liên kết với trung tâm bên ngoài... Nhưng việc
uống sữa này, dấy lên nhiều băn khoăn hơn cả, vì nó trực tiếp liên quan đến sức
khỏe của con.
Có mấy bằng đại
học, đọc nhiều sách dinh dưỡng, vị phụ huynh “đã ký giấy uống sữa” tâm sự, thật
lòng thì cô không muốn cho con ăn, uống bất kỳ cái gì ở trường mà cô không được
biết về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng
của sản phẩm. Đặc biệt là với sữa thì ngày sản xuất còn quan trọng hơn hạn sử
dụng. Đọc thông báo của trường, sau một dãy dài các văn bản trích dẫn về tính
pháp lý của chương trình này, các phụ huynh rất băn khoăn khi chỉ có một câu
duy nhất nói về chất lượng sữa, rằng: “Sữa được dùng trong chương trình Sữa học
đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, đảm bảo các điều kiện
theo quy định hiện hành của Bộ Y tế”.
“Thế nhưng cô
bạn tôi, sau nhiều năm đọc các tài liệu cả Đông lẫn Tây, vẫn đành phải ký giấy
đồng ý cho con uống sữa ở trường như nhiều phụ huynh khác. Ở lớp đó, tỷ lệ các
cháu uống sữa học đường đã được quy thành một loại “chỉ tiêu”, một loại thành
tích; cũng giống như mọi chỉ tiêu khác đều được thể hiện bằng con số. Bất kỳ
con số nào dưới mức hoàn thành kế hoạch, sẽ đều là một bất lợi đối với lớp, với
cô giáo, với nhà trường. Mặc dù thông điệp được chính quyền đưa ra là “không
ép” nhưng thật khó cho một ngôi trường báo cáo rằng họ không hoàn thành chương
trình quốc gia. Thôi thì 600.000 đồng một năm để hoàn thành chỉ tiêu, các bậc
phụ huynh đành chấp nhận.”
Nói về việc cải
thiện tầm vóc cho trẻ, bài báo nêu: “Chương trình dạy và học thể dục - thể thao
trong nhà trường hầu như không có mấy thay đổi trong suốt nhiều năm qua, chủ
yếu vẫn là tập đội hình, đội ngũ và vận động cơ bản, với thời gian rất hạn chế.
Một yếu tố quan trọng khác để cải thiện tầm vóc là giấc ngủ của trẻ, thì ngày
càng bị “ăn lẹm” một cách thảm thương, do chương trình học đè nặng. Chỉ bằng
việc uống thêm một hộp sữa nhỏ mỗi ngày, không có mấy cải thiện về vận động hay
giấc ngủ, thì mục tiêu “góp phần tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ
1,5-2cm so với năm 2010” quả là một cái đích đáng hoài nghi.”
4-Ý kiến của lãnh đạo Sở
GD&ĐT Hà Nội.
Trang
Giaoduc.net.vn có bài báo chạy tít bằng một câu của Phó Giám đốc Phạm Xuân Tiến
"Đừng nghĩ nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy,nhầm hết", bài báo có đoạn
viết: “Ông Phạm Xuân
Tiến nhấn mạnh rằng:
"Sở
quán triệt tinh thần tự nguyện nhưng rất có thể tam sao thất bản.
Việc truyền
đạt thông tin từ hiệu trưởng đến với giáo viên, phụ huynh lại thành bắt buộc.
Cũng có
nhiều phụ huynh gia đình có điều kiện cho con họ uống sữa ngoại.
Con các vị
có thể uống sữa Mỹ, sữa Úc nhưng chưa chắc đã có thành phần dinh dưỡng mà người
Việt Nam cần.
Đừng nghĩ
nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy, nhầm hết… Vì sữa này có bổ sung thêm các
chất cần thiết cho trẻ Việt Nam như canxi, sắt, vitamin D…”, ông Tiến nói.”
Phó Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng:
“Sữa học
đường thì phải được uống ở trường. Nếu đem về nhà, trẻ vứt vào thùng rác thì
sao?
Trẻ hoàn
toàn có thể đem vỏ sữa về để bố mẹ biết thành phần, hạn sử dụng, có nhãn mác,
tem riêng.
Giáo viên
thậm chí phải uống sữa trước các cháu vì nếu có bị gì, các cô bị trước."
“Sữa được đưa đến trường, nhập kho, giáo
viên phải quản lý việc uống sữa học sinh, hướng dẫn các em học sinh cách xử lý,
ép vỏ sữa ra sao...
“Ví dụ như
một trường tiểu học ở Hà Nội có số học sinh lớp 1 kỷ lục. Trường này có hơn
4.000 học sinh. Với 4.000 vỏ hộp sữa xả ra một ngày nếu không xử lý thì rác bay
ngập trường. Việc xử lý rác rất quan trọng.”
5-Ý kiến của Phó Giáo sư- Tiến sĩ Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa 13) nêu ra 6 nhóm vấn đề:
Thứ nhất,
đây là chủ trương tốt mà Chính phủ đã ban hành từ năm 2016 nhằm nâng cao thể
chất cho học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi bước vào
triển khai từng dự án thì rất cần sự minh bạch từ đầu đến cuối, không chỉ minh
bạch về giá cả mà phải minh bạch cả về thông tin.
Thứ hai,
trên cơ sở điều tra, khảo sát tìm ra được nguyên nhân rồi thì tính đến xem trẻ
thiếu vi chất gì. Uống sữa thì tốt rồi, nhưng sự phát triển của các cháu khác
nhau, cho nên vấn đề này cần có sự vào cuộc của các chuyên gia dinh
dưỡng.
Thứ ba là
với một đề án mang tính nhân văn tốt đẹp như thế thì cũng cần làm rõ xem, chi
phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho ai? Có cần hỗ trợ cho tất cả không, người
giàu cũng như người nghèo, hay chỉ nên hỗ trợ cho những gia đình thực sự cần?
Thứ tư,
liên quan tới đề án này, để đảm bảo công bằng thì cũng phải trả lời cho được:
Đơn vị nào tham gia đấu thầu? Đấu thầu bằng hình thức nào? Ai được phép chấm
thầu, tổ chức đấu thầu – nhà trường, quận (huyện) hay Sở - vì sao lại là những
đơn vị này? Chuyện này lại phải minh bạch ra để dân giám sát. Khi trúng thầu
cũng phải công khai minh bạch.
Thứ năm,
phải minh bạch về giá của sản phẩm phục vụ đề án này. Làm rõ chuyện này để minh
bạch đóng góp của doanh nghiệp thực sự là bao nhiêu? Tất nhiên là doanh nghiệp
cũng không thể cho không hàng triệu hộp sữa mỗi ngày, nhưng cần phải thấy đây
là một đề án nhân văn, vì vậy mức giá phải được tính toán thấp hơn hẳn so với
thị trường vì đã bỏ đi được nhiều khâu trung gian bán hàng.
Thứ sáu,
hiện nay có thông tin cho rằng các trường vì thành tích có thể vận động phụ
huynh tham gia, cho nên đây là vấn đề tuyệt đối không được phép. Không phải tất
cả mọi học sinh đều phải uống sữa hàng ngày. Cũng không phải tất cả học sinh
uống một loại sữa, bởi vì có cháu hợp sữa này, có cháu hợp sữa khác, đó là sự
thật và vì vậy hãy để phụ huynh thoải mái lựa chọn.
Xem bài tạiđây.
---------------
Chúng tôi cập nhật các link về sữa học đường tại đây:
*/ Vì học sinh, hay chỉ muốn bán thật nhiều sữa cho doanhnghiệp? (GD, 01-10-18)
*/ Sữa học đường: Phụ huynh băn khoan, sở Giáo dục nói chỉ bằng tiền hai bát phở (NĐT, 26-9-18)
*/ Bộ y tế chưa cấp phép công thức sữ học đường "chuyên biệt" nào cho Hà Nội (GD, 29-9-18)
---------------
Chúng tôi cập nhật các link về sữa học đường tại đây:
*/ Vì học sinh, hay chỉ muốn bán thật nhiều sữa cho doanhnghiệp? (GD, 01-10-18)
*/ Diễn đàn đa chiều về chương trình Sữa học đường: “Vìlợi ích các con tôi có trách nhiệm lên tiếng” (VNN, 01-10-18)
*/ Hà Nội tạm hoãn đấu thầu sữa học đường, tiếp tục làm khó Bộ Y tế (GD, 30-9-18)*/ Sữa học đường: Phụ huynh băn khoan, sở Giáo dục nói chỉ bằng tiền hai bát phở (NĐT, 26-9-18)
*/ Bộ y tế chưa cấp phép công thức sữ học đường "chuyên biệt" nào cho Hà Nội (GD, 29-9-18)