Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

KHỔNG TỬ ĂN ĐÀO

            Khổng tử ngồi hầu Ai Công nước Lỗ. Ai Công cho Khổng Tử đào và xôi. Ai Công nói: "Mời ông ăn". Khổng tử trước tiên ăn xôi, sau đó mới ăn đào. Những người xung quanh đều bưng miệng cười. Ai Công nói: "Xôi không phải để ăn mà để lau quả đào cho sạch". Trọng Ni đáp: "Khâu này biết thế. Nhưng nếp là thứ đứng đầu trong ngũ cốc, khi tế các tiên vương thì nó là quý nhất. Quả có sáu loại mà đào thuộc vào loại thấp. Khi tế các tiên vương không được đưa vào miếu. Khâu cũng nghe nói lấy cái hèn để lau cái quý chứ không nghe nói lấy cái sang đê lau cái hèn. Nay lấy cái đứng đầu trong ngũ cốc để lau loại quả thấp hèn, như vậy là lấy cái trên để lau cái dưới. Khâu cho thế là trái với nghĩa cho nên không xem đào trước thứ vật được quý trọng trong tôn miếu"
Hàn Phi tử

ĐIỂM BÁO (ĐẾN 03-6-18)



1/ Câu chuyện “Giá” và “Phí”
Câu chuyện tên các “trạm thu phí BOT” được chuyển thành “trạm thu giá BOT” được bàn luận sôi nổi trên mặt báo.
-Tác giả Phạm Trung Tuyến viết trên VietNamNet:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lý giải cho việc thay từ “thu phí” thành “thu giá” rằng điều đó giúp cho việc điều chỉnh giá phí qua trạm linh động hơn, không bị điều chỉnh bởi quy định về phí của Bộ Tài chính nữa. Cách giải thích này khá tối nghĩa về mặt ngôn ngữ. Song, điều quan trọng là nó ẩn chứa một thông điệp gây băn khoăn: Bộ GTVT muốn người dân hiểu đường BOT là sản phẩm của doanh nghiệp, và quyền định đoạt về giá phí thuộc về doanh nghiệp.”
Việc đổi tráo khái niệm “thu phí” thành “thu giá” không chỉ làm thay đổi khái niệm về hành vi, mà còn tráo đổi khái niệm về sở hữu. Khái niệm “thu giá” không chỉ khiến người dân khó chịu về sự ngang trái của câu chữ, mà nghiêm trọng hơn, nó có thể khiến người dân nghi ngờ động cơ của Bộ GTVT.”

(Bài: Thu giá BOT’, ‘tụ nước’: Uyển ngữ và lòng tin )



-Ngày 22/5, trả lời báo chí về việc chuyển đổi tên trạm thu phí BOT thành “trạm thu giá”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết:
Từ khi chuyển qua giá, giá sẽ được để cân đối theo phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua HĐND quyết nên rất chậm. Chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều.”

(Bài: BOT: Thấygì đằng sau việc ngụy tạo cụm từ ‘trạm thu giá’?

-Sài gòn giải phóng có bài: Nhập nhằng “thu giá” và “thu phí”, bài báo cho biết:
cách giải thích của Bộ GTVT về cách gọi “thu giá” thay vì “thu phí” đã không thuyết phục được dư luận. Theo phân tích của các chuyên gia về ngôn ngữ, “thu giá” là một khái niệm vô nghĩa trong tiếng Việt và: “Các chuyên gia cho rằng, việc tùy tiện đặt ra những cách gọi làm méo mó ngôn ngữ, làm biến dạng thông tin là biểu hiện sự áp đặt, đánh tráo khái niệm”.
-Tác giả Xuân Dương trên báo Giáo dục có bài Nói thật, Bộ trưởng đừng làm phiền lòng Dân và Đảng nữa (GD 30-5-18)
Bài báo có đoạn: “chủ trương thay tên các “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” không thể vin vào Luật Luật phí và lệ phí (số 97/2015/QH13 do Quốc hội ban hành năm 2015) cũng không thể đổ tại Nghị định của Chính phủ hay cho các cán bộ dưới quyền.
Và ông (Xuân Dương) nói: “Với tuyệt đại bộ phận người Việt ngày nay cụm từ “thu giá” là vô nghĩa.
-Tác giả Hải Văn trên VietTimes cho rằng Cách nói “thu giá” sẽ không bao giờ được chấp nhận, rằng đó là những từ tố kì dị. và kết luận: “thu giá” là cách nói phi lý không thể chấp nhận trong tiếng Việt thường nhật cũng như tiếng Việt của những khoa học chuyên ngành.

(bài: Vì sao cách nói “thu giá” sẽ không bao giờ được chấp nhận?)

Cùng liên quan đến “Phí”, “Giá” là câu chuyện “Giá dịch vụ đào tạo” mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói là “có nội hàm khác nhau”.
-Bài trên Sài gòn giải phóng cho biết: sáng 30-5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã  trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH). Chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận về 2 dự án: Luật Giáo dục sửa đổi và Luật GDĐH sửa đổi.
Việc Bộ GD-ĐT đưa khái niệm “giá dịch vụ đào tạo” thay cho "học phí" trong dự án Luật GDĐH sửa đổi đã làm “nóng” Quốc hội ngày 30-5 vì một lần nữa, ĐBQH cũng như dư luận lại bị “dị ứng” với vấn đề "thu giá" mà trước đó rất nhiều tranh luận bên lĩnh vực BOT giao thông.”

(Bài: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “nói lại” về phí - giá trong giáo dục )


2/ Dự án Luật về ba đặc khu kinh tế:
Dự kiến ba đặc khu kinh tế đầu tiên là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) có kinh phí đầu tư là 1.570.000 tỉ VNĐ (tính đến năm 2030).
Vấn đề đặc khu kinh tế được dư luận rất quan tâm.
Bài:  'Luật đặc khu nhiều ưu đãi nhưng thiếu ràng buộc tráchnhiệm trên vnExpres cho biết: “Quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về quy định cho nhà đầu tư thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm và một số ưu đãi được cho không cần thiết.
Trao đổi với Vnexpress bên hành lang Quốc hội ngày 1/6, đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó giám đốc Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội cho hay, con số 99 năm khiến nhiều cử tri lo lắng.
"Nếu Ban soạn thảo vẫn dứt khoát quyết định chọn mốc thời gian này thì phải kèm theo những điều kiện ràng buộc chặt chẽ. Nhưng, tôi chưa thấy ràng buộc nào ở dự thảo Luật”, ông Cường nói và giải thích điều quan ngại của mình là, nếu chúng ta giao đất cho nhà đầu tư và họ được toàn quyền quyết định trên diện tích đó, rồi họ cứ trụ chân ở đó tuy không làm gì thì chúng ta có thể mất đi quyền quản lý cần thiết của mình.
Trên một trang mạng, tác giả NguyễnQuang Dy bày tỏ sự lo ngại khi: “Trong lịch sử, Vân Đồn vốn là một tiền đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc, để ngăn chặn thủy quân Trung Quốc xâm nhập bằng đường biển, như thời Ngô Quyền chống quân Nam Hán (tại Trận Bạch Đằng năm 938), thời Lý Thương Kiệt chống quân Tống, (1075-1077), thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông (1287-1288). Khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu, thì Vân Đồn và Móng Cái là địa điểm tập kết quân nhà Lý. Khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân Tống, Vân Đồn là căn cứ của thủy quân nhà Lý để ngăn chặn thủy quân Tống, không cho ngược sông để hội quân với bộ binh địch, nên quân Tống đã bại trận…
Nếu Vân Đồn có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, thì Phú  Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương, trong khi Vân Phong có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông.”


3/Quan tham bị truy tố
Ông Trần Bắc Hà, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Vũ Đình Duy là những nhân vật đang được báo chí đặc biệt quan tâm.
Bài: Đại gia Trần Bắc Hà là ai? (TT 2-6-18) trên TuoiTreOnline cho biết ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV  (Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam) và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) của BIDV và được coi là "linh hồn" của BIDV trong suốt thời gian dài.
vi phạm "rất nghiêm trọng" đến mức phải xử lý kỷ luật, của ông Trần Bắc Hà về khoản cho vay 4.700 tỉ đồng .


4/ Vụ án Nguyễn Khắc Thủy
Ông Nguyễn Khắc Thủy (sinh năm 1940, nguyên giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) người đã phải hầu tòa với tội danh dâm ô trẻ em. Toàn sơ thẩm đã xử phạt 3 năm tù, nhưng “tòa phúc thẩm quyết định cho bị cáo Thủy hưởng án treo”. Bản án của tòa phúc thẩm đã làm dư luận dậy sóng. May thay “Cùng với quyết định hủy án phúc thẩm, Ủy ban Thẩm phán chấp nhận bản án sơ thẩm, qua đó buộc ông Thủy phải chấp hành ngay 3 năm tù về tội “Dâm ô trẻ em”.