Cho ý kiến dự luật Giáo dục sửa đổi sáng 21/5, đại biểu Bùi Văn Phương (Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình) nêu thực trạng giáo dục hiện nay là "học thế nào cũng được lên lớp, rèn luyện thế nào cũng được tốt nghiệp" và bày tỏ lo lắng học sinh sẽ ảo tưởng về năng lực của mình.
"Ngày xưa ông cha ta chọn thầy hay chữ, dữ đòn cho con. Còn bố mẹ yêu thương con là yêu cho roi cho vọt. Thế hệ chúng ta học phổ thông ở lớp lưu ban là bình thường, có bạn 2-3 năm, trường tôi năm 1977 có 40% được tốt nghiệp, trường cao cũng chỉ 70-80% và như vậy vẫn bình thường", ông Phương nói.*/ Hậu Giang: Thầy giáo tiểu học bị "tố" phạt học sinh đến rối loạn tâm thần (DT, 21-5-19)
*/ Khigiáo viên bất lực trước học sinh (GD, 21-5-19)
*/ Chuẩn hiệu trưởng, con dao thanh trừng giáo viên?
(GD, 19-5-19)
*/ Hiểuthế nào là “ít đồng ý”, “tương đối đồng ý” khi đánh giá chuẩn Hiệu trưởng? (GD, 13-5-19)
*/ Đìnhchỉ dạy 6 tháng cô giáo tát, đánh nhiều học sinh lớp 2 (TTO, 16-5-19)
*/ "Tôi lo sẽ chỉ còn những gương mặt vô hồn ở họcđường" (VNN, 18-5-19)
“Sau mỗi sự kiện thầy cô đánh, tát học sinh, anh Nguyễn Quốc Vương, một người dịch sách quan tâm đến giáo dục cho rằng gốc rễ của vấn đề là những áp lực mà giáo viên phải gánh chịu. Anh nói đã cảnh báo về chuyện không cải cách hành chính giáo dục, môi trường làm việc của giáo viên khiến cho giáo viên trở thành nơi hứng áp lực của hệ thống bậc thang quyền lực trong ngành giáo dục. Khi bị hứng áp lực lâu mà cá nhân giáo viên không đủ nhận thức để hiểu bản chất của môi trường họ đang làm việc, họ sẽ chuyển hóa áp lực đó vào người yếu hơn là học sinh.”
“PGS Đỗ
Ngọc Thống (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) bày tỏ: Cần ngăn chặn, phê phán
những cách trách phạt làm cho HS nhục nhã, bị chấn thương cả cơ thể và tinh
thần.
Còn quyền
trách phạt của giáo viên trước hết là phê phán những biểu hiện sai trái
của HS bằng lời lẽ nhắc nhở. Cao
hơn, giáo viên có quyền buộc học sinh không được học giờ học mà mình đang dạy.
Không thể ưu ái và tôn
trọng mãi những HS cố tình quấy phá, không chịu học, thậm chí xúc phạm thầy cô.
Càng không thể lùi bước trước những học sinh ỷ lại bố mẹ nhiều tiền, có quyền
cao chức trọng mà coi thường tất cả. Quan trọng hơn, lãnh đạo nhà trường cần
kiên quyết, công bằng cho cả giáo viên và học sinh; tránh trường hợp vị nể, sợ
sệt. Không ít trường hợp, chỉ 1 cú điện thoại, 1 tin nhắn của cấp trên, hiệu
trưởng nhà trường đã co rúm lại, rồi đánh bùn sang ao, hòa cả làng, thậm chí
quay lại, phê phán, kết tội giáo viên.”
*/ Kiểm tra học kỳ xong, học sinh đến lớp làm gì?
(GD, 17-5-19)
*/ Hỗn
loạn "chợ" chứng chỉ ngoại ngữ: 4 đơn vị vào cuộc xác minh (LĐ, 17-5-19)
*/ Phạt quỳ học sinh hư: Cần thay đổi quan điểm triết lý (TPO, 17-5-19)
*/ Trăn trở chuyện xử phạt học sinh (TN,
16-5-19)
*/ Phụ huynh phản đối vì Đà Nẵng thay đổi quy định tuyển sinh lớp 10 vào phút chót (GD, 16-5-19)
“Đối với tuyển sinh lớp 10 trung học
phổ thông, học sinh thi 2
môn Ngữ văn và Toán. Do không thi môn Ngoại ngữ nên không áp dụng quy đổi
điểm đối với các chứng chỉ ngoại ngữ.”
*/ Những lời bi ai vụ cô giáo phạt học sinhlớp 9 quỳ (GD, 16-5-19)
*/ Từ khi nào, nghề giáo bỗng trở thành một nghề nguy hiểm?
*/ Một số trường có đang vi phạm Chỉ thị 138 của Bộ Giáo dục? (GD, 12-5-19) Về BDTX
*/
Giáo sư đề nghị bãi bỏ quy định “Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm” (DT, 12-5-19)
*/ "Nhà báo quốc tế" Lê Hoàng Anh Tuấn nhận sai nhưng đòi lấy lại danh dự (LĐO, 9-5-19)
*/
Gian lận điểm thi: Cử tri đề nghị công khai người
vi phạm và Bộ GD-ĐT trả lời thiếu thuyết phục (NLĐ, 9-5-19)
“Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện (UBTVQH) Nguyễn Thanh
Hải cho biết đánh giá của các đoàn đại biểu QH về cơ bản các bộ, ngành đều rất
nghiêm túc, trách nhiệm trong tiếp thu các kiến nghị mà cử tri nêu; các nội
dung trả lời đều rõ ràng, giải trình ngắn gọn, dễ hiểu đúng trọng tâm vấn đề mà
cử tri nêu.
"Tuy nhiên, vẫn còn trả lời thiếu thuyết phục, chưa làm cử
tri hài lòng. Như cử tri các tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải
Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh… đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho
biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả
trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt
nghiệp THPT vừa qua tại Hà Giang, Sơn
La, Hòa Bình" - bà Hải nêu rõ.”
*/ Cử tri TPHCM kêu gọi Bộ trưởng Giáo dục 'vi hành' cơ sở (TPO, 09-5-19)
“Tại buổi tiếp xúc, cử tri Đào Thị Mộng Duy (phường 5) nói căn
bệnh thành tích đang làm ngành giáo dục xuống dốc. Bà Duy dẫn chứng: Một Học
sinh lên học cấp 2 trường tôi, không viết được tên của mình. Cô giáo bèn cho điểm
0. Vậy là phụ huynh lên trường mắng vốn, nói con tôi năm nào cũng đạt danh hiệu
học sinh tiên tiến. Về trường cũ điều tra, mới biết học sinh này chuyên nhờ cô
giáo làm bài giúp. Cô giáo không không làm đẹp điểm số của học sinh trong lớp
thì cuối năm bị ảnh hưởng đến xếp loại thi đua.
“Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nên vi hành xuống cơ sở để nhìn rõ những
mặt trái, nhận biết ngành của mình đang ở đâu chứ ngồi trên cao ra lệnh này,
lệnh kia như vụ cấm giáo viên không sử dụng Facebook là không được”, bà Duy
nói.
Theo cử tri Nguyễn Văn Lê (phường 6, quận 10), cả nước đang nổi
lên nạn bạo lực học đường với hành vi, mức độ vi phạm ngoài sức tưởng tượng.
“Các giá trị, đạo đức xã hội đang bị đảo lộn. Vậy mà bây giờ các
nhà giáo dục lại ngồi bàn về… triết lý giáo dục. Rất vô ích. Ông bà chúng ta đã
dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó chính là triết lý giáo dục. Bây giờ chỉ nên
xác định mục tiêu giáo dục hiện nay và 5, 10 hay 20 năm sau”, ông Lê nói.”