Trang DanViet có bài "Dấu ấn cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đỗ Mười những năm đầu đổi mới" với nhiều thông tin hay như "Ông Trường Chinh là Tổng Bí thư của Đảng ở hai thời điểm đặc biệt. Lần đầu vào đầu những năm 40 của thế kỷ XX, thời điểm Đảng chuẩn bị và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Lần thứ hai vào tháng 7/1986, khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời trước Đại hội VI của Đảng 5 tháng.
Từ trước Đại hội VI của Đảng, Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhận thấy sự cấp bách của đất nước cần đổi mới. Do bị Mỹ cấm vận từ sau năm 1975 nên tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975-1986 hết sức khó khăn."
Nói về chuẩn bị cho đổi mới của cố Tổng Bí thư Trường Chinh bài báo viết: "Tổng Bí thư Trường Chinh đã thành lập một nhóm gồm những trí thức, nhà khoa học có tư duy đổi mới như Dương Phú Hiệp, Đào Xuân Sâm, Nguyễn Thiệu, Hồng Giao, Trần Ngân, Hà Nghiệp, Võ Đại Lược… để nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn đất nước, làm căn cứ phương pháp luận cho việc đổi mới. Đồng thời, tiến hành khảo sát thực tế tại nhiều địa phương."
Nói về khó khăn khi tiến hành đổi mới bài báo cho hay: "Quyết định của ông Trường Chinh trên thực tế đã chịu nhiều sự phê phán của các vị lãnh đạo khác. Nhưng nhờ uy tín trong Đảng, tư tưởng của Tổng Bí thư Trường Chinh khi trình ra Trung ương đã nhận được sự đồng ý."
Nói về chống lạm phát được thực hiện bởi ông Đỗ Mười (lúc đó là Chủ tịch HĐ bộ trưởng), bài báo cho biết: "ông Đỗ Mười vẫn kiên quyết thực hiện, trước hết thí điểm ở Hải Phòng tăng lãi suất lên 12%, tự do hàng hóa, không ngăn sông cấm chợ và thành công. Giá cả ở Hải Phòng đang cao vút tự nhiên tụt xuống. Sau đó ông quyết định áp dụng trên toàn quốc. Bởi ông ý thức ông đang ngồi trên chiếc ghế nóng. Quả nhiên, lạm phát đang từ 12%/tháng tụt xuống còn 1 - 2%, thậm chí có tháng còn âm"
Bài báo thông tin: "Tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1992-1997 đã cao gấp hơn hai lần của thời kỳ 1977-1991, 8,77%/năm so với 4,07%/năm. Lạm phát của thời kỳ này cũng đã giảm mạnh so với thời kỳ 1986-1991 (bình quân năm là 9,5% so với 180,2%). Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 2 chữ số xuống còn một chữ số; đến năm 1996 còn 5,88%. Mất cân đối cán cân thương mại giảm dần và đến 1992, lần đầu tiên đã xuất siêu nhẹ. GDP bình quân đầu người tính bằng USD năm 1997 đạt 361 USD, cao gấp gần 4,2 lần năm 1988".
Vẫn chủ đề kinh tế, GS Trần văn Thọ có bài "4000 ngày thay đổi Việt Nam" đăng trên trang tuoitre được mở đầu bằng đoạn như sau: "Từ đầu 2020 đến cuối 2030 là 11 năm, tức là khoảng 4.000 ngày, nếu có chiến lược, chính sách đúng đắn, kèm theo là những cải cách cần thiết thì 4.000 ngày có thể làm thay đổi Việt Nam, thay đổi diện mạo Việt Nam trên trường quốc tế và thay đổi hẳn cuộc sống của người Việt Nam cả chất và lượng." Cuối bài có một đoạn đáng chú ý: "Trong thời cận đại, những nước thành công trong việc rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước hầu như đều trải qua một giai đoạn tăng trưởng cao (trên dưới 10%) trong một thời gian dài. Điển hình là Nhật Bản 18 năm (1955 - 1973), Hàn Quốc 13 năm (1982 - 1995) và Trung Quốc gần 30 năm (1983 - 2011). Việt Nam chưa bao giờ có một giai đoạn phát triển cao như vậy."
Trang Giaoduc có bài "Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Kinh tế Việt Nam đang phát triển thuận lợi"
Trang DATVIET lại chạy tít một bài như sau: "Kinh tế Việt Nam đang có sự “ưu đãi ngược”! Bài báo dẫn lời Cựu Bộ trưởng thương mại "Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mai cho rằng, Việt Nam đang có sự “ưu đãi ngược”. Chúng ta ưu đãi nhiều cho khu vực FDI, sau đó đến doanh nghiệp nhà nước, cuối cùng mới đến doanh nghiệp tư nhân.
Hiện tại khu vực FDI đã chiếm trên 15% GDP, khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 70% kim ngạch xuất khẩu nhưng công nghệ thấp, giá trị gia tăng không cao.
Ông Tuyển cho hay, để phát triển kinh tế đúng như mong đợi, chúng ta cần phải chú trọng, xác định đúng nội dụng thể chế cần cải cách."Chủ đề Tết có các bài: "Giá trị kinh tế của Tết Việt " trên trang Leader, bài "Phiên chợ Tết kỳ lạ đất Hà Thành níu chân dukhách" trên trang Công an nhân dân và bài "Nghề làm xuyên Tết: 'Tết ai cũng về nhà ngườithân, mình giữ nhà người dưng'" trên Thanhnien
Chủ đề văn hóa có các bài đáng chú ý như sau: Những sự kiện Văn học trong nước nổi bật năm2019 trên trang VanNghe; bài "Cảm hứng mùa xuân trong tập Lửa Thiêng " trên trang VNQĐ. Một số bài như sau:
- Vẽ chân dung người viết
văn trẻ (NLĐ
25-1-20)
- Đọc “Đại tướng Mai Chí
Thọ” của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải (VN TPHCM 11-1-20)
- Những nỗ lực đổi mới bút pháp truyện ngắn
của Lê Minh Khuê (SH
22-1-20)
- Phía sau một tác giả best-seller - Nguyễn
Nhật Ánh (TP
25-1-20)
- Nhà hoang sau chợ hoa (TBKTSG 24-1-20) -- Bài của Việt Linh
- Cộng tác viên báo chí- một nghề “làm thêm” rất đặc biệt
của một số thầy cô giáo (GD 24-1-20)
- Chiều 30 Tết, lại nhớ thơ Xuân của Nguyễn
Bính (GD 24-1-29)
- Đâu rồi văn hóa viết tay? (TBKTSG 23-1-20)
- Chiều sâu văn hóa làng (NLĐ
23-1-20)
- Hồn Việt trong nhà vườn (SGGP 23-1-20)
- Ông đồ ở TP.HCM hơn 60
năm gắn bó với con chữ (Zing
23-1-20)
- Chào Người màu tím hoa sim (TP
23-1-20)