Ngày 12-11-2019 Bộ GD-ĐT đã ban
hành Thông tư 19/20219/TT-BGDĐT. Thông tư về Quy chế BDTX (bồi dưỡng thường
xuyên) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên. Thông tư có hiệu lực từ
28-12-2019 và thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10-7-2012.
Có một số điểm cần chú ý như sau
1-Về chương trình, nội dung bồi
dưỡng:
Được quy định tại các Thông tư
11, 12 (đối với bậc học mầm non), Thông tư 17, 18 đối với cán bộ quản lý, giáo
viên phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT, GDTX).
Theo đó mỗi giáo viên (bao gồm cả
CBQL) phải thực hiện khoảng 120 tiết /năm học (khoảng 3 tuần) với 3 nội dung được
gọi là Chương trình bồi dưỡng 1, 2 và 3.
Chương trình bồi dưỡng 1: Chương
trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ năm học đối với cac cấp học của giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học. Thời lượng 40 tiết/năm.
Chương trình bồi dưỡng 2: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ
năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời
kỳ của mỗi địa phương. Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học
các nội dung bồi dưỡng. Thời lượng 40 tiết/năm.
Chương trình bồi dưỡng 3: Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề
nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Phần này giáo viên tự chọn các mô đun bồi
dưỡng. Số mô đun phải đảm bảo 40 tiết/năm.
Nội dung được quy định cụ thể
troan các Thông tư 11, 12 và 17, 18. CBQL (cán bộ quản lý) Mầm non xem Thông tư
11, giáo viên xem Thông tư 12. Giáo viên phổ thông xem Thông tư 17, CBQL là
Thông tư 18.
Trong các Thông tư này có tên và
nội dung chính của các mô đun. Với CBQL có 18 mô đun, giáo viên có 15 mô đun. Mỗi
mô đun trong các Thông tư còn được chỉ rõ yêu cầu cần đạt, số tiết lý thuyết và
thực hành.
2-Đánh giá và xếp loại BDTX.
Được quy định tại Điều 11, Thông
tư 19. Cụ thể như sau:
Đánh giá thông qua hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu
hoạch (đối với các nội dung thực hành). Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm
theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 5 trở lên.
Việc xếp loại chỉ xếp hai loại
là Hoàn thành và Không hoàn thành.
3-Về kinh phí.
Điều 16, Thông tư 19 cho biết:
Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh
phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của
pháp luật (nếu có).
Tải các Thông tư: Thông tư 19 tại đây
Thông tư 11 tại đây
Thông tư 12 tại đây
Thông tư 17 tại đây
Thông tư 18 tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét