Nhìn là dùng một trong sáu giác quan để tiếp nhận thông tin. Bằng mắt ta có thể nhìn được hình khối, màu sắc. Ta có thể phân biệt được vuông, tròn, dài ngắn, xanh đỏ, tím vàng. Đấy là nhìn bình thường. Với nhìn sâu đòi hỏi phải có kiến thức, có tư duy. Tức là phải có học. Ví dụ phải biết chữ thì bạn mới có thì nhìn vào sách mà thấy thông tin. Nhìn ở trước mặt không có gì nhưng thực ra là có không khí. Có kiến thức vật lý bạn có thể chứng minh được sự tồn tại của không khí.
Các nhà văn, nhà thơ, những người hay suy nghĩ họ thường nghĩ đến đôi mắt và cái nhìn. Như nhà văn Nam Cao viết truyện “Đôi Mắt”, nhà thơ Việt Phương có câu thơ “ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn”. Nhà văn Nguyễn Khải về già thường than thở tiếc thời đã qua chỉ biết nhìn đời có một nửa, cái nửa mà ai cũng thấy, cùng biết.
Khi nhìn sâu vào sự vật, hiện tượng bạn sẽ thấy rõ vấn đề hơn để có cái nhìn khoáng đạt hợn. Bạn sẽ không trách con sao không được điểm 10, sao không đạt giải nhất. Bạn cũng sẽ không quá vui mừng khi đạt được thành công hay quá buồn rầu khi gặp thất bại. Bạn sẽ hiểu rằng đằng sau một kết quả có rất nhiều nguyên nhân.
Ứng dụng nhìn sâu trong cuộc sống bạn sẽ được nhiều điều lợi lạc. Khi nhìn rõ con người mình bạn sẽ thấy rõ được cái CẦN, cái MUỐN của mình, sẽ thấy được đâu là sự sung sướng đích thực, đâu là ảo ảnh, bóng hình.
Cùng nhau học là cùng nhau chia sẻ góc nhìn.
Hãy cùng học cách nhìn sâu.