Có một bạn kể
rằng hồi đi học phổ thông bạn ấy được học một thầy rất thú vị. Mỗi đầu buổi học
thầy thường dẫn dắt cả lớp bằng những câu chuyện hấp dẫn cho các trò mê đi rồi
mới vào bài giảng chính. Hồi ấy mình đã nghĩ: một tiết dạy 45 phút mà phải làm
cho trò mê đi rồi mới giảng bài chính thì còn được mấy thời gian cho bài học.
Nhưng bây giờ
thì mình phải nghĩ khác rồi. Không thể gieo trồng hạt giống trên một bãi đất rắn
đanh hay um tùm cỏ dại. Trước khi gieo hạt anh phải cuốc cày, xới vun mới đảm bảo
hạt gieo xuống được nảy mầm. Khi các trò chưa sẵn sàng nghe mà mình cố bắt
chúng phải nghe thì công mình thành công cốc.
Dưới đây mình
kể mấy câu chuyện để các thầy làm món khai vị bày ra cho trò vào mỗi đầu giờ học.
*
* *
Các bạn đi học có bao giờ các bạn cắt nghĩa
tên các môn học chưa? Tên gọi bao giờ cũng thể hiện một nội dung đằng sau nó.
Ví như môn toán là nói về sự tính toán, môn hóa là nói về sự biến hóa của các
chất, môn lý là nói về cái lý của sự vật. Có bạn nào cắt nghĩa được tại sao tai
ta lại nghe được âm thanh không?
(Nếu có em
nào nói được thì thầy nên cho bạn ấy nói. Nếu không ai nói được thì thầy giảng giải.
Có thể đưa thêm một vài yêu cầu nữa. Ví dụ chứng minh sự tồn tại của không khí.
Tại sao nước ở bể nấu rượu lại nóng trên, lạnh dưới hay tại sao các hồ ao ở xứ lạnh về mùa
đông nước lại ko bị đóng băng tới đáy.
Chú ý rằng
đây là thầy toán, hoặc hóa nói chuyện lý. Phải như thế thì trò mới thích)
Nói chung-thầy
tiếp- khi cắt nghĩa sự vật mình phải biết cho tường tận thì mới nói. Nếu biết nửa
vời thì nên im kẻo lại giống câu chuyện sau đây.
Chuyện rằng:
Có một ông bố
vợ một hôm cùng hai chàng rể đi chơi. Một chàng hay nói chữ một chàng dáng vẻ nông dân chuyện gì cũng chỉ một gióng. Trên đường đi thấy một con ngỗng kêu rất to. Chàng hay nói chữ bảo
“tràng cảnh tắc đại thanh”. Chàng kia bảo “trời sinh ra thế”.
Tới một chỗ
khác thấy con vịt bơi trên hồ, chàng hay chữ bảo “đa mao thiểu nhục tắc phù”.
Chàng nông dân bảo “trời sinh ra thế”.
Lại tới một
chỗ thấy hòn đá có vết nẻ to, chàng hay chữ bảo “phi nhân đả tắc thiên đả”.
Chàng nông dân bảo “trời sinh ra thế”.
Ông bố vợ xem
chừng thích chàng rể hay chữ mà ngầm xem thường chàng nông dân. Chàng kia tức lắm.
Đến một chỗ ngồi nghỉ chàng ta mới hỏi
-Hồi nãy anh nói
như vậy nghĩa là thế nào?
Chàng hay chữ
giảng giải:
-"Tràng cảnh tắc đại thanh" nghĩa là cổ dài tất kêu to. "Đa mao thiểu nhục tắc phù" nghĩa là nhiều lông ít thịt thì nổi. Còn "phi nhân đả tắc thiên đả" nghĩa là không người đánh thì trời đánh.
Anh chàng nông dân mới phản công:
-Anh bảo cổ dài kêu to. Thế con ễnh ương thì cổ dài đâu sao nó vẫn kêu to. Còn nhiều lông ít thịt thì nổi mà con ễnh ương chả có tí lông nào vẫn nổi đó thôi. Anh lại bảo hòn đá nứt là không trời đánh thì người đánh. Thế cái L. mẹ anh ai đánh mà cũng nứt như thế.
Bấy giờ ông bố vợ mới mỉm cười thầm nghĩ: À, hóa ra dốt đặc hơn khá lỏng.