Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Điểm tin tháng 11-2023

 


*/ Một bài viết về Thổ nhĩ kỳ khá hay (Xem tại đây)

Trích:

Thổ Nhĩ kỳ là 1 nước thế nào ? Theo tôi nó là thế lực lớn nhất trong NATO , đây là quốc gia NATO tôi thấy vừa kính , vừa giận mà cũng vừa ngưỡng mộ .

Về mặt địa lý, nước này nằm dọc phía Nam Biển Đen, có vị trí như một cây cầu kết nối châu Âu và châu Á, giáp với Trung Đông ở phía Nam, Trung Á ở phía Đông và khu vực Kavkaz ở phía Bắc. Trong số nhũng quốc gia giáp Biển Đen, các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường duy nhất dẫn tới biển Aegean, Địa Trung Hải và các đại dương khác.

Về mặt quân sự . Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng quân sự lớn thứ 2 trong Nato , chỉ sau Mỹ . và quan trọng nhất , nó là đội quân hồi giáo lớn nhất và Duy Nhất trong Nato, sức ảnh hưởng và danh vọng trong các quốc gia hồi giáo là vô cùng to lớn .

Cái sự ngông nghênh của Thổ Nhĩ Kỳ nó không phải là chuyện bình thường, đơn giản như nhiều người thấy . Thổ Nhĩ Kỳ có tư thế là 1 công thần đối với Nato, Mỹ phải nể vài phần .

Xem thêm bài của Mạc Việt Hồng tại đây

 

*/  Bài giới thiệu sách viết về gia đình họ Ngô (xem tại đây) 02-11-23

Trích:

Việt Nam Cộng hòa và dòng họ Ngô Đình” phát hành năm 2013, nhân dịp tưởng niệm 50 năm sự ra đi đầy bi kịch của hai anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu. Đây là một cuốn sách tư liệu gia đình với nhiều tư liệu và hình ảnh, do chính hai người con của ông Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Quỳnh và Ngô Đình Lệ Quyên cùng nhà văn người Pháp Jacqueline Willemetz biên soạn, lời đề tặng dành cho dân tộc Việt Nam.

Cuốn sách có hai phần chính, gồm gia phả nhà Ngô Đình và hồi ký “Viên sỏi trắng” được viết bằng tiếng Pháp của bà Trần Lệ Xuân.

Một gia đình Công giáo

Chương một tóm lược lịch sử gia đình họ Ngô - Đình, mà đích thực bắt nguồn từ thời Ngô Quyền, vị vua có công giúp dân tộc Việt giành độc lập khỏi Trung Quốc. Đến thế kỷ 14, đây là một trong những dòng họ đầu tiên trở thành những tín đồ Công giáo. Gia đình họ Ngô đã phải đánh đổi cho đức tin của mình bằng xương máu. Năm 1870, nhiều thành viên dòng họ đã mất mạng trong vụ tấn công đốt nhà thờ giáo xứ Huế.

Có thể nói, người làm nên tên tuổi của dòng họ Ngô Đình trước hết là ông Ngô Đình Khả, một vị quan trung thành của vua Thành Thái và cũng là một tín đồ Công giáo yêu nước. Chính ông đã rời bỏ mọi vị trí của mình để chống lại thực dân khi Pháp truất ngôi của vua Thành Thái vào năm 1907. Ngô Đình Khả chú trọng giáo dục con cái, đặc biệt là tinh thần dân tộc và lòng đam mê tri thức. Là một tín đồ Công giáo nhưng Ngô Đình Khả không chịu thỏa hiệp với người Pháp, ông từ chối những đặc quyền mà chính quyền thuộc địa ưu ái cho những tín hữu Việt lại có học thức.

Tất cả những người con của ông đã đóng vai trò nhất định trong tiến trình độc lập của đất nước vào thế kỷ 20. Người con cả Ngô Đình Khôi từng giữ chức thống đốc tỉnh Quảng Nam, tham gia các buổi họp cùng Việt Minh nhưng cuối cùng đã quyết định không gia nhập. Tiếp đến là Ngô Đình Thục là Tổng giám mục Tổng Giáo phận Huế, ông là người đại diện cho Việt Nam Cộng hòa tại Hội nghị Công đồng Vatican II ở Roma. Người con thứ ba, Ngô Đình Diệm, là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, là một luật sư có đam mê với kinh tế và nông nghiệp.

Ngô Đình Nhu là chuyên gia văn khố và từng giữ chức quản lý cấp phó ở Thư viện Hà Nội, ông nổi tiếng với vai trò cố vấn chính trị cho chính quyền miền Nam của Tổng thống Diệm. Ngô Đình Cẩn làm cố vấn và phụ trách quản lý Trung phần. Trong khi đó, Ngô Đình Luyện là luật sư, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Anh.

 

m                    ***/ Vụ bán bài báo khoa học: Tranh cãi không hồi kết.

 

*/ CỨ PHÁ NÁT GIÁO DỤC RỒI ĐỔ LỖI DO CHẾ ĐỘ! – Chu Mộng Long

(Xem tại đây)

Nhiều bạn chuyển cho tôi bài viết của một Phó giáo sư tiến sĩ Viện Văn và hỏi tôi, rằng lập luận của ông ấy đúng hay sai? Mấy dòng thôi, tôi đọc nhanh, cái còn lại là buồn, cả khinh, dù đó là người quen biết. Trong phần còm hưởng ứng bên dưới còn có rất nhiều những người quen biết khác, trong đó có cả người thân và từng là thầy tôi.

Những người này lâu nay cũng từng lên tiếng phản biện, chỉ trích tiêu cực của các quan. Riêng nói đến tiêu cực trong giáo dục thì họ đẩy lỗi do chế độ, trong khi tôi từng nói thẳng, riêng phá hoại giáo dục thì hãy chỉ trích đội ngũ giáo sư, tiến sĩ trước mới đúng!

Tôi không lạ khi họ lên tiếng bào chữa cho PGS.TS. Đinh Công Hướng bán bài báo quốc tế cho Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Thủ Dầu Một để các trường này được xếp hạng đại học top đầu, được mở ngành mới và được tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Không lạ, vì khi quen biết những ông bà này, tôi đã biết nhiều hơn điều họ bộc lộ trong cái cơ hội tự bào chữa này. Họ bào chữa cho Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Công Hướng thực chất là tự bào chữa cho chính họ.

*/ VỤ MUA BÁN BÀI BÁO KHOA HỌC ĐỂ XẾP HẠNG ĐẠI HỌC: AI CÓ TỘI TO NHẤT? – Chu Mộng Long (xem tại đây)

*/ LẠI DẤM DẲNG ĐÁNH TRÁO "BÁN LẬU" VỚI "HỢP TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC" – Fb Chu Mộng Long

(Xem tại đây)

PGS. Đinh Công Hướng nhận lỗi ngay sau khi bị phát hiện bán lậu bài báo quốc tế để đứng tên cho hai trường Tôn Đức Thắng và Thủ Dầu Một. Anh ta biết lỗi và đã xin lỗi. Lẽ ra nên tha thứ cho anh ta, không nên nói đi nói lại nhiều lần.

Nhưng các giáo sư lại dấm dẳng đánh tráo khái niệm giữa "bán lậu" và "hợp tác nghiên cứu khoa học". Tư cách đánh tráo như vậy đã chứng tỏ, nhân lộ vụ ông Hướng, các giáo sư tự lộ mặt thật "rất tử tế" của mình.

Và "rất tử tế" khi PGS. Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học) chuyển cho bài báo của Lê Thanh Phong đăng trên Báo Lao động với lời ngỏ: "... Thay MỘT LỜI NHỎ NHẸ với nh.à Gi.áo, TS. tầm cao cao cao Chrâu Mi.nh Hù.ng (Chu Mộng LNong)..." Khen ông chơi chữ ở tầm cao của Nhật Tân đấy! Chơi chữ tầm cao như vậy, cho nên ông dùng chữ trong tranh luận khoa học cũng ở tầm rất cao, "rất tử tế", ông Sơn hè?

Tôi thì không "tử tế đểu" mà "tử tế thật" khi đặt cho ông và các giáo sư ủng hộ ông hai câu hỏi, các ông trả lời được thì tôi mới nể:

*/ Thái Hạo viết nhân vụ bán bài báo khoa học

(Xem bài tại đây)

Trường ĐH Duy Tân, trong công bố tháng 6/2023, đã nắm giữ vị trí số 1 Việt Nam tại bảng xếp hạng của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS). Tại bảng xếp hạng này, Việt Nam có 5 đại diện lọt top 1.000, lần lượt là: Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐHQG Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội.

Bi hài là ở chỗ, năm 2023, Trường ĐH Duy Tân tuyển sinh với điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ từ 14 điểm, tính cả điểm cộng ưu tiên, tức có thể 4 điểm 1 môn là đậu được vào một trường đại học “số 1 Việt Nam”.

Rốt cuộc, thật giả, trắng đen không biết đâu là lần.

Nếu một trường đại học đi mua những bài báo khoa học (và những việc làm thiếu liêm chính khác) về để tạo ra một hình ảnh lung linh với vị trí xếp hạng cao ngất, đó là đang “làm hàng” để hút khách và bán đắt. Khách là sinh viên, hàng là chất lượng giáo dục. Tóm lại, khách hàng lãnh đủ, và cuối cùng là nền giáo dục cũng như xã hội cứ thế mà sống trong những ảo ảnh giữa một nền khoa học bết bát và kinh tế trì trệ, xám xịt.

 

*/ Thái Hạo viết tiếp về liêm chính khoa học - vụ PGS Hướng

(Xem bài tại đây)

Tôi vẫn luôn lưu ý rằng, tôi không khẳng định PGS Hướng vi phạm liêm chính khoa học, vì tôi không đủ thông tin để xác minh 2 chữ “hợp tác” mà ông dùng là thực chất hay không. Tuy nhiên, hôm nay báo Thanh Niên đăng bài “'Bán' bài báo khoa học có thực là chỉ bán chất xám của mình?” của tác giả Nguyễn Tấn Đại, thì dường như đã có cơ sở rõ ràng hơn để thấy những vi phạm của PGS Hướng.

Có rất nhiều thông tin trong bài báo của Nguyễn Tấn Đại có thể khiến những ai từng cho rằng PGS Hướng là người trung thực, tự trọng, liêm sỉ, v.v., sẽ bị việt vị. Ví dụ: “Trong số các đồng tác giả của PGS Hướng, chúng tôi chú ý tới TS Đào Thị Hải Yến (Trường ĐH Phú Yên), người cùng đứng tên 6 bài báo với PGS Hướng. TS Yến là nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Quy Nhơn từ năm 2018 - 2022, mà PGS Hướng là thầy hướng dẫn. Trong cả 6 bài cùng đăng với thầy hướng dẫn, bà Yến đều nhất quán ghi nhiệm sở chính là Trường ĐH Phú Yên. Nhưng ngược lại, thầy hướng dẫn của bà có đến 4 bài (67%) ghi nhiệm sở là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một đơn vị không liên quan gì trong việc TS Yến làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Quy Nhơn”.

*/ Thái Hạo bình luận ý kiến Huỳnh Thế Du - vụ PGS Hướng

(Xem bài tại đây)

Liên quan đến câu chuyện PGS Đinh Công Hướng, tôi vừa xem một phóng sự của đài VTV9, trong đó có phần phỏng vấn tiến sĩ Huỳnh Thế Du (giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam). Ông nói: “Tất cả các bài viết của tôi thì tôi tạo ra những sản phẩm dùng chung, người ta gọi là “hàng hóa công cho xã hội”. Có nghĩa là tôi viết ở đơn vị A hay đơn vị B nhưng mà kết quả của nó là các bài nghiên cứu khoa học và nó đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Nếu mà như thế, chúng ta nhìn ở cái góc độ như thế thì tôi làm cho ông A ông B ông C đều là tốt đẹp cả”.

Trong trường hợp có sự hợp tác nghiên cứu thật sự thì không bàn làm gì nữa nhưng việc “ké tên” hay mua bán thì tôi không đồng ý với ts Du. Vì sao? Xin lấy một thí dụ cho dễ hình dung: Giả sử ông [Huỳnh Thế Du] là một nhà nghiên cứu độc lập, sau khi viết được một bài báo khoa học thì có trường đại học X đến đặt vấn đề với ông rằng, hãy ghi tên trường của họ vào bài báo, ông sẽ được trả 100tr đồng. Nói như ts Du thì ông sẽ ngay lập tức gật đầu, bởi ghi trường nào cũng được, vì dù sao ông cũng đang “đóng góp cho sự phát triển của nhân loại” và đó “là điều tốt đẹp”.

 

 

***/ Intel “gác” kế hoạch đầu tư ở Việt Nam

*/ Giang Công Thế nói chuyện Intel rời VN

(Xem bài tại đây)

Thông tin Intel dừng mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, chuyển qua nước ngoài, đang nóng trên mạng và giới công nghệ. Tại sao Intel dừng chỉ có Intel mới biết lý do?

Hồi tháng 10 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam có cả Intel, Google và gần chục công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ tham dự cuộc họp với Việt Nam, dấy lên bao mong đợi rồi đây mình sẽ đi xa.

Nhưng trong thực tế, từ khi manh nha ý tưởng đầu tư tới lúc thực hiện cần khá nhiều thời gian tìm hiểu nguồn lực như nhân lực, tài chính, nơi đặt trụ sở, rồi môi trường đầu tư, kể cả môi trường sản xuất. Các công ty Mỹ “không nghe lời” tổng thống và cũng không phải “đầu tư như là yêu nước”, mà họ nghe theo tiếng gọi của lợi nhuận. Đầu tư phải có lãi, an toàn, có chiến lược dài lâu, từ đó họ mới chi tiền.

Hiện nay Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào nhà máy Intel Việt Nam tại TPHCM, nên cũng là lẽ đương nhiên chúng ta hy vọng sau chuyến thăm của Tổng thống Biden Intel sẽ đổ thêm vốn. Nhưng thực ra có tin một nhà máy ở Ba Lan đã được Intel lựa chọn với mức vốn đầu tư (dự kiến) hơn 4 tỷ USD; rồi lại có tin Intel chuyển hướng mở rộng đầu tư sản xuất sang Malaysia.

*/ không lạ khi intel ko đầu tư ở VN – Fb Phan Ngoc Minh

(Xem bài tại đây)

Việc INTEL quyết định không đầu tư sản xuất chip ở VN tôi không bất ngờ. Mà tôi bất ngờ khi thấy truyền thông đưa tin họ định đầu tư trước đó.

Lý do thì có nhiều. Trong đó theo tôi nghĩ là môi trường kinh doanh của Việt Nam không sạch, là một lý do trọng yếu. Các anh chị thử nghĩ xem, các nhà đầu tư nước ngoài cứ gặp gỡ tay bắt mặt mừng, hứa hẹn các loại với quan chức các cấp. Một thời gian sau, có thể bất cứ lúc nào lại thấy một hoặc nhiều ông trong số đó bị bắt. Và chưa kể cũng chính mấy ông đó, hôm trước còn phần phật cam kết, oai phong lẫm liệt, ra tòa dúm dó khóc lóc…

Đấy là thượng tầng. Nhìn hạ tầng, cứ 2000 sinh viên xuất sắc thì chỉ có 100 em là thực chất.(xem ảnh). Thì các nhà đầu họ biết tin vào đâu. Khi tham nhũng, gian lận tràn ngập. Ngay cả những người trẻ tuổi cũng cầm cái bằng xuất sắc giả dối ấy đi tuyển dụng thì Intel và các loại đại bàng khác nhìn thấy ổ cũng chả dám vào.

 

 

------------  

***/ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, một sự xúc động lớn trong cộng đồng

 

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch lúc 16h ngày 24-11, tại chùa Phật Ân (tỉnh Đồng Nai).

 

*/ HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ - Trương Huy San

(Xem bài tại đây)

Quan sát những tình cảm mà đông đảo phật tử bày tỏ trước sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch hôm qua, mới thấy, quyền lực nhà nước không có khả năng dựng lên hay phế bỏ các lãnh tụ tôn giáo. Những quốc gia sử dụng quyền lực nhà nước để bảo kê một tôn giáo hay một học thuyết không chỉ làm tha hóa tôn giáo mà còn biến nhà nước ấy thành một thứ thực dân, thực dân nội địa. Chỉ khi tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mới lành và nhà nước mới mạnh.

*/ SUY TƯ TỪ MỘT SỰ KIỆN VĂN HOÁ - Mạc Văn Trang

(Xem bài tại đây)

Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người.

Nhưng khi HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc.

*/ TÌM NGUYÊN TÁC BÀI THƠ CA TU SỸ - Lý Đợi

(Xem tại đây)

*/ Tác giả Thái Hạo viết về Hòa thượng Tuệ Sỹ

(Xem bài tại đây)

Không nhớ đã đọc hay nghe ở đâu, thầy Tuệ Sỹ nói, đại ý rằng: Tu-Học, tu nhưng phải học. Nhiều người đi tu hoặc nói tu nhưng không chịu học, thành ra không tới đâu cả, thậm chí còn tai hại nữa.

Và đúng thế, thầy đã làm ra một tấm gương tự học phi thường, thông thạo hơn 10 ngôn ngữ, am hiểu triết học phương Tây và đạo học phương Đông một cách tinh tường, là giáo sư đại học lúc mới 25 tuổi. Chơi dương cầm, vĩ cầm, guitar, làm thơ, viết sách, phiên dịch, giảng kinh... Những hình ảnh cuối cùng của Thầy lúc nằm trên giường bệnh, chỉ trước ngày ra đi khoảng 1 tuần, vẫn là cuốn sách trên tay...

*/ Người "cân" lại Phật Giáo Việt Nam – Võ sư, nhà văn Đoàn Bảo Châu

(Xem bài tại đây)

 

Tôi đã bị chinh phục hoàn toàn bởi chân dung của cố hoà thượng Thích Tuệ Sỹ.

Thơ của ngài thật đẹp, thật tinh khiết, thật huyền ảo lung linh khiến hồn tôi đắm say.

Cuộc đời tù đày 17 năm chỉ như một phép thử, như một cái phông đen đặc chỉ để nổi bật lên một tinh thần đại dũng của một người thông tỏ về đạo, một tâm hồn cao khiết mà mọi mánh khoé ác độc chỉ như mây khói chờn vờn bên ngoài, chẳng thể tác động đến thế giới bên trong.

Ngài là một học giả vô cùng uyên bác, người đã có nhiều công trình về kinh, luật, luận, triết học, đã có đóng góp to lớn cho nền học thuật Phật Giáo của Việt Nam.

Ca ngợi thêm về ngài là thừa, bởi mấy ngày qua, toàn cõi mạng đã dậy sóng, hình bóng ngài, chân dung của ngài vụt sáng hơn bao giờ hết. Ngài rõ ràng đã "sống" một cách rực rỡ nhất ngay cả khi nằm xuống.

*/ CÁC BẬC LONG TƯỢNG – Phạm Lưu Vũ

(Xem bài tại đậy)

Cách đây hơn chục năm, bên kia vòng trái đất, Ngài Phạm Công Thiện đã nói về thầy Tuệ Sỹ, là người có đôi mắt sáng rực, sáng rực ở bên ngoài vì bên trong đã sáng rực, sáng rực bên trong, vì đã sáng rực không ở bên trong, cũng chẳng ở bên ngoài…

Ngài nói nhiều người gọi thầy Tuệ Sỹ là học giả, và nhiều danh hiệu khác như Đại đạo sư, Thi sĩ, Triết gia… Nhưng Ngài muốn dùng từ Long tượng để chỉ thầy Tuệ Sỹ.

Nghe Ngài Phạm Công Thiện giảng mới biết, thì ra trong tiếng Phạn, chữ “Naga” có nghĩa là con rắn. Tên của Tổ Nagarjuna, dịch sang Hán văn nhẽ ra phải là Xà Thọ Bồ tát, nhưng chư tổ Trung Hoa đã dịch là Long Thọ Bồ tát. Ở Phạn văn Ngài là con rắn, chuyển sang Hán văn Ngài là con rồng.

 

 

----------- 

*/ giáo dục Mỹ dạy môn văn thế nào – Fb Vuong Phi

(Xem bài tại đây)

*/ AI PHÁ RỪNG ĐÂY? – Fb Dzung Nguyễn

(Xem tại đây)

Có một lần tôi may mắn đ­ược ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ tr­ưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ tr­ưởng bộ t­ư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ s­ư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ tr­ưởng bộ lâm nghiệp.

Ông Lộc lúc ấy không còn đư­ơng chức bộ tr­ưởng nh­ưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ h­ưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lư­ợng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như­ họ đang t­ường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như­ tua rư­ợu.

Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại đ­ược hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không đ­ược ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nư­ớc ta có giai đoạn không có tr­ường dạy luật, không có trò học luật?

*/ bản Hiến chương các nhà giáo – Fb Đặng Tiến

(Xem tại đây)

*/ bài văn đạt giải Nhất năm 1997 -

(Xem tại đây)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét